Một là: Hồ Vang là một huyện nghèo, thuần nơng, bị chiến tranh tàn
phá nặng nề, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lụt thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Quá trình chia tách năm 1997 và năm 2003 để thành lập quận Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ nên huyện Hoà Vang đi lên từ một mặt bằng kinh tế - xã hội rất thấp so với thành phố, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện hầu như chưa có gì, kinh tế nhỏ bé về quy mơ, nội lực, Hồ Vang chưa hội đủ các điều kiện cần thiết để phấn đấu phát triển theo yêu cầu thành phố đặt ra.
Hai là: Nhận thức tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân
dân về mục đích, yêu cầu, nội dung chuyển đổi và phát triển HTXNN trong thời gian qua chưa thực sự đầy đủ, trở thành lực cản khơng nhỏ cho q trình phát triển HTXNN tại địa phương.
Ba là: Quá trình thực hiện chuyển đổi HTX trước đây lãnh đạo các cấp
các HTX chuyển đổi đồng loạt trong một thời gian ngắn, từ đó chất lượng hoạt động của HTX sau chuyển đổi chưa đạt yêu cầu của Luật HTX đặt ra.
Bốn là: Thiếu sự quan tâm, lãnh đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương.
Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN chưa được quan tâm. Mặt khác, việc lựa chọn bố trí cán bộ HTXNN cịn mang tính áp đặt từ chính quyền địa phương, cấp uỷ Đảng, nên chưa thực sự lựa chọn những người có năng lực vào Ban quản trị HTXNN. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng là chế độ phụ cấp cho cán bộ HTXNN quá thấp, không đủ để tái sản xuất sức lao động, (cụ thể ở huyện Hồ Vang lương bình qn chủ nhiệm chỉ 1.500.000 đ/tháng, những HTX yếu kém lương chủ nhiệm chỉ 800.000 đ/tháng), vì vậy nhiều cán bộ HTXNN tìm cách xin chuyển sang cơng việc chính quyền hay mở Doanh nghiệp. Nếu có làm thì mang hình thức chiếu lệ "được chăng hay chớ".
Năm là: Sự phối kết hợp giữa Ban, ngành trong việc hỗ trợ cho
HTXNN phát triển còn hạn chế, vai trò quản lý nhà nước đối với hợp tác, HTX chưa rõ ràng, cịn lúng túng. Việc ban hành các chính sách và hướng dẫn thực hiện những chính sách hỗ trợ phát triển HTXNN chưa cao, phần lớn còn nằm trên các văn bản chưa đi vào cuộc sống.
Tóm lại: Hợp tác xã nơng nghiệp là một trong những hình thức kinh tế tập thể tất yếu trong phát triển kinh tế- xã hội nơng thơn nước ta nói chung và ở huyện Hồ Vang nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những đặc điểm của HTX kiểu mới, HTXNN cịn có những đặc điểm đặc thù thể hiện tính chất của ngành sản xuất ln gắn với cây trồng vật ni nên trong q trình sản xuất thường bị chi phối bởi các quy luật kinh tế, vừa bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên, phải chịu rủi ro lớn, hiệu quả kinh tế thấp. HTXNN hoạt động theo những nguyên tắc nhất định: Tự nguyện, dân chủ bình đẳng và cơng khai, tự chủ chịu trách nhiệm và cùng có lợi, hợp tác và phát triển cộng
đồng. Hiện tại và trong tương lai HTXNN phát triển theo hướng đa dạng hố loại hình, từ hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ, từng bước vươn lên sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
HTXNN huyện Hoà Vang đã và đang có bước phát triển mới, thể hiện qua các mơ hình HTXNN tiêu biểu, hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của HTXNN không chỉ làm dịch vụ tổng hợp hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại gia đình và đã hình thành những mơ hình kinh tế mới: HTX liên doanh, trang trại HTX cổ phần trên cơ sở liên kết giữa kinh tế hộ gia đình với HTXNN và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế nhà nước, góp phần đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm tăng thu nhập, phát triển cộng đồng, xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của các HTXNN với tư cách là hình thức có hiệu quả của kinh tế tập thể trong nơng nghiệp ở Hồ Vang thời gian qua cho thấy khơng có mơ hình duy nhất cho tất cả các HTX, các địa phương. Những vướng mắc, lúng túng làm giảm hiệu quả hoạt động của các HTXNN thời gian qua địi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp, tạo thuận lợi cho các HTX có thể phát huy được vai trị thực sự của mình với tư cách là hình thức nịng cốt của kinh tế tập thể, góp phần cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Chương 3