Những thành công đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn hợp tác xã nông nghiệp ở huyện hoà vang thành phố đà nẵng (Trang 50 - 55)

- Hầu hết các HTX chuyển đổi từ HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới và HTX mới thành lập hoàn toàn đã thể hiện được các nguyên tắc cơ bản của HTX theo Luật. Những thay đổi về về tổ chức và phương thức hoạt động của HTX không gây ra xáo trộn lớn về kinh tế-xã hội ở nông thôn, bước đầu đã tạo ra những thuận lợi mới cho kinh tế hộ phát triển.

- Trong những năm qua, các vấn đề tài chính trong các HTXNN đã dần được minh bạch hoá, các nguồn vốn, quỹ của HTX được tăng cường về số lượng dựa vào sự hình thành từ nhiều nguồn như vốn góp của xã viên, vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn HTX cũ chuyển sang. Nguồn vốn có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX là vốn lưu động không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước nhờ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín đối với các chủ thể có vốn nhàn rỗi, đối với tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng. Sự gia tăng nguồn vốn tín dụng một phần đã thể hiện rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN đã và đang biến đổi theo hướng tích cực.

- Sau chuyển đổi các HTX nông nghiệp đã tổ chức lại bộ máy gọn nhẹ hơn, giảm số lượng các ban gián tiếp. Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, nghĩa vụ của Ban Quản trị, chủ nhiệm, Ban Kiểm sốt, cán bộ chun mơn, các tổ đội được quy định cụ thể. Thực tiễn cho thấy những HTX khá, bộ máy quản lý gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nhanh nhạy trong điều hành, chặt chẽ trong quản lý có tâm huyết với sự nghiệp xố đói giảm nghèo, vươn

lên làm giàu của nơng dân. Đặc biệt HTX kiểu mới đã phân định rõ chức năng, quyền hạn và mối quan hệ giữa HTX với chính quyền cơ sở, tránh tình trạng HTX làm thay, bao cấp cơng việc của chính quyền như trước đây. Những thay đổi đó đã góp phần đáng kể và thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả hoạt động của các HTXNN.

- Các HTXNN đã chuyển từ điều hành sản xuất tập trung sang chủ yếu hoạt động cung cấp dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân tự chủ. Những cơ sở sản xuất của HTX trước đây được chuyển sang hộ sản xuất trực tiếp bằng các hình thức như khốn, đấu thầu, cho thuê... như HTX SXKDDV tổng hợp Hoà Tiến I, Hoà Tiến II, Hoà Châu, Hoà Sơn. Trong hoạt động dịch vụ nơng nghiệp của HTX, giá các dịch vụ nói chung đều giảm so với trước và so với thị trường ngoài HTX. Hoạt động dịch vụ được phục vụ kịp thời, thuận tiện, chất lượng dịch vụ ngày càng tăng, nhất là các dịch vụ bắt buộc đã phát huy vai trò thực sự của HTX với tư cách là hình thức có hiệu quả của kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở huyện Hoà Vang. Những HTX được đánh giá khá giỏi thường xuyên đảm bảo trên 7 khâu dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ, trong đó khơng thể thiếu dịch vụ tín dụng nội bộ và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

- Nhiều HTX không chỉ chuyên cung ứng các dịch vụ mà đã mở rộng phạm vi hoạt động, kinh doanh tổng hợp. Trong đó các hoạt động sản xuất như chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thuỷ sản, trồng rừng, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố, kinh tế trang trại gia đình, trang trại HTX cổ phần.

- Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, lấy thu bù chi kinh doanh có lãi. Trong những năm qua ở huyện Hoà Vang số lượng HTXNN kinh doanh có lãi đã tăng lên. Cụ thể năm 2005 số HTXNN kinh doanh có lãi chỉ chiếm 70% tổng số HTXNN trong toàn huyện đến năm 2009 tăng lên 100%.

- Cùng với tổ chức hoạt động dịch vụ, nhiều HTXNN đã linh hoạt vận dụng, lồng ghép các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và quỹ phát triển sản xuất của HTX, đã khuyến khích tạo điều kiện cho hộ gia đình mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, như chính sách hỗ trợ xã viên trồng cỏ nuôi bị nhốt, ni hươu, ni trồng thuỷ sản, phát triển trang trại gia đình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm giàu cho kinh tế hộ xã viên. Nhiều HTXNN đã tích cực tham gia, vận động xã viên thực hiện các chương trình, dự án phát triển ngành nghề ở nông thôn như: tổ chức sản xuất mây tre đan xuất khẩu, sản xuất chổi đót, đan lát, dệt chiếu, sản xuất, gia cơng cơ khí, sản xuất nấm…

Nhiều HTXNN đã được thành lập ở xã miền núi Hoà Phú, Hoà Ninh đã năng động thích nghi với cơ chế thị trường, mạnh dạn huy động vốn xã viên đầu tư SXKD dịch vụ, tổ chức liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Điển hình như HTX sản xuất dịch vụ chăn ni Hồ Phú hàng năm tổ chức chăn nuôi 500- 600 con lợn thịt, HTX sản xuất kinh doanh tổng hợp Hồ Ninh tổ chức mơ hình trang trại ni cá, lợn khép kín theo hướng cơng nghiệp.

- HTXNN kiểu mới đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. HTX đã có kế hoạch sản xuất - kinh doanh, tổ chức cho hộ xã viên theo hướng sản xuất hàng hố, thích ứng với nhu cầu thị trường, thơng qua chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí nên giá thành sản phẩm giảm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Sản xuất nơng - lâm - thuỷ sản ở huyện Hồ Vang phát triển khá toàn diện và liên tục đạt được những kết quả quan trọng. Nổi bật sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,1- 5,5%, đảm bảo an ninh lương thực

trên địa bàn. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch mạnh, nhiều giống cây trồng vật nuôi mới được đưa vào sản xuất cho năng suất và giá trị cao. Từng bước hình thành các vùng rau chun canh, cây cơng nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến (cây ăn quả, trồng rừng,...). Mơ hình phát triển kinh tế trang trại phát triển khá

- Mở rộng liên kết kinh tế trong nơng nghiệp. Nhiều HTXNN đã và đang hình thành những mối liên kết kinh tế mới mà HTXNN là "cầu nối" liên kết giữa các hộ nông dân với các DNNN (Công ty thuỷ nông, Trạm bảo vệ thực vật, Công ty giống cây trồng, Cơng ty phân bón, thuốc trừ sâu, Trung tâm khuyến nông - lâm- ngư nghiệp, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thông qua các hợp đồng kinh tế trong việc cung ứng vật tư, chuyển giao khoa học công nghệ, chế biến tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu; liên kết với các tổ chức tín dụng và liên kết với các trang trại với HTX để mở rộng, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ). Đặc biệt HTXNN là người đại diện cho kinh tế hộ, tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức kinh tế trong và ngồi nước thơng qua các dự án của chính phủ, chính sách khuyến nơng - lâm - ngư; chính sách xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm...

- Hợp tác xã nơng nghiệp góp phần tích cực trong việc quản lý các vấn đề xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học - công nghệ, HTX đã tạo thêm nhiều việc làm mới, mở nhiều lớp tập huấn để nâng cao trình độ chun mơn cho bà con nơng dân, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường trạm, nước sinh hoạt, xây dựng nhà văn hố, thực hiện các chương trình xố đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển các dịch vụ sinh hoạt cộng đồng, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hố, làng văn hố thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hàng

năm, bình quân một HTXNN chi cho hoạt động phúc lợi 20 triệu đồng với nhiều nội dung như hỗ trợ hoạt động các đồn thể, làng văn hố, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng, gia đình gặp hoạn nạn, khó khăn... những HTX khá khoản chi cho hoạt động phúc lợi lớn hơn khoảng 15-20 triệu đồng/năm. Tuy số lượng khơng lớn nhưng mang ý nghĩa chính trị - xã hội, văn hố sâu sắc, thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Bộ mặt nơng thơn ngày một đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông hộ khơng ngừng được nâng lên. Ở huyện Hồ Vang bình qn đầu người năm 2009 đạt 10,68 triệu đồng, bằng 1,77 lần so với năm 2005. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố (400.000đ/người/tháng) xuống cịn 18,2%, bình qn hàng năm tạo việc làm mới cho thêm 1.800-2.000 lao động.

- Hướng dẫn cho các hộ xã viên tổ chức sản xuất kịp thời, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong những thời điểm nhất định (lịch thời vụ, kế hoạch gieo sạ, chăm sóc cây trồng, con vật ni...các khâu dịch vụ hợp tác xã kinh doanh đều có giá thành giảm hơn so với tư nhân, góp phần đem lại lợi ích cho hộ xã viên; việc tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho hộ nông dân đem lại hiệu quả cao, nhanh hơn, tham gia tích cực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tham gia công tác khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, con vật nuôi kịp thời, một số hợp tác xã tham gia thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi tại địa phương thông qua việc xây dựng các vùng chun canh, chuyển một số diện tích đất lúa có năng suất thấp sang trồng các loại cây trồng khác và ni trồng thuỷ sản. Ngồi ra, các hoạt động cơng ích xã hội của hợp tác xã đã góp phần đáng kể trong việc xây dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân cư ở nơng thơn.

Tóm lại, những kết quả đạt được của HTXNN sau hơn 6 năm thực hiện

định được vai trị và vị trí tất yếu của nó trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nơng thôn nước ta. Đến nay HTXNN trở thành những đơn vị kinh doanh dịch vụ độc lập thích ứng với thị trường và làm ăn có lãi. Nhiều mơ hình mới, tiến bộ đã và đang xuất hiện là những nhân tố tích cực góp phần phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Ngun nhân chủ yếu của những kết quả tích cực mà HTXNN ở huyện Hồ Vang đã đạt được kể trên là đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng về kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội của nghĩa cùng với những chính sách ngày càng phù hợp đối với nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước và sự nỗ lực trong chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền địa phương, sự cố gắng khơng mệt mỏi của tập thể xã viên và hoạt động sáng tạo vì lợi ích xã viên của các ban quản trị, điều hành các HTXNN.

Một phần của tài liệu Luận văn hợp tác xã nông nghiệp ở huyện hoà vang thành phố đà nẵng (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w