Phát triển Hợp tác xã nơng nghiệp huyện Hồ Vang phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của từng địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn hợp tác xã nông nghiệp ở huyện hoà vang thành phố đà nẵng (Trang 65 - 67)

phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của từng địa bàn

Hoà Vang là huyện ngoại thành bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thị thành phố Đà Nẵng, với phía Bắc giáp các huyện Nam Đơng và Phú Lộc của Tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp các huyện Điện Bàn và Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu, phía Tây giáp huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên tồn huyện là 73.691 ha, trong đó đất sử dụng vào sản xuất nơng, lâm nghiệp là 61.923,8 ha (chiếm 84%), đất phi nông nghiệp là 6.201,1 ha (chiếm 8,4 %), đất chưa sử dụng là 5.566,1 ha (chiếm 7,6 %), đa hình trải đều trên cả 3 vùng: Đồng bằng, trung du và miền núi: Vùng đồng bằng bao gồm các xã Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước. Đất đai chủ yếu là vùng đất phù sa ven sông và đất cát, thích hợp cho việc trồng rau, lúa, màu. Tuy nhiên, do địa hình thấp nên khu vực này thường xuyên bị ngập lụt; vùng trung du bao gồm các xã Hoà Nhơn, Hoà Phong, Hoà Khương và Hoà Sơn. Đất đai phần lớn bị bạc màu, chỉ có rất ít đất phù sa, thích hợp cho việc trồng cây trồng chịu hạn; vùng miền núi bao gồm các xã Hoà Liên, Hoà Ninh, Hồ Bắc, Hồ Phú. Các xã miền núi có độ cao khoảng từ 400-500 m, đất đai chủ yếu là đất lâm nghiệp, đồi núi, diện tích đất nơng nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Địa hình đồi núi phù hợp với việc phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại.

Dân số toàn huyện là 113.856 người, với mật độ dân số 156 người/km2

trên địa bàn, các xã đồng bằng có mật độ dân số khá cao như Hoà Phước hơn 1.522 người/km2, trong khi mật độ dân số các xã miền núi khá thấp như Hoà Bắc 11 người/km2. Lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 56,3% tổng số người trong độ tuổi lao động, với khoảng 31.721 lao động. Nhìn chung tập quán sản xuất vẫn cịn mang nặng tính thuần nơng và tự cấp tự túc. Trong vài năm gần đây mơ hình kinh tế trang trại với nhiều quy mơ khác nhau đã được hình thành, các vùng chun canh ngày càng được hình thành rõ nét...góp phần khơng nhỏ trong việc chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá đã đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân thành phố; cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành có sự chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành Nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương mại-dịch vụ theo xu hướng chung của thành phố và của cả nước; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hằng năm tổng giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp tăng bình qn từ 5 đến 6%. Ngành nơng nghiệp đã triển khai nhiều mơ hình sản xuất mới phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, chú trọng giá trị nông sản hàng hố. Năm 2009, giá trị sản xuất của ngành nơng, lâm, ngư nghiệp đạt 295,3 tỷ đồng, tổng sản lượng quy thóc đạt 36.420,7 tấn; lĩnh vực thương mại-dịch vụ ngày càng khởi sắc, tổng giá trị sản xuất hằng năm tăng bình quân từ 10 đến 12%, các khu vực có tiềm năng phát triển từng bước được quy hoạch, mở rộng; hoạt động du lịch sinh thái ngày càng phát triển đa dạng với nhiều mơ hình mới; giá trị sản xuất của ngành cơng nghiệp-tiểu thủ cơng nghiệp tăng bình qn 16 đến 17%, lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp được ưu tiên quy hoạch, phát triển gắn kết với xu hướng phát triển công nghiệp của thành phố đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp phát triển

các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, gạch tynen, khai thác đá, chế biến gỗ rừng...

Tất cả 11/11 xã trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn y tế quốc gia, chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ nhân dân ngày càng được nâng cao; chất lượng giáo dục không ngừng được củng cố và phát triển, tồn huyện có 45 trường học của các bậc học, trong đó có 20 trường đạt chuẩn quốc gia; hoạt động văn hố - thơng tin, thể dục - thể thao không ngừng được đầu tư, phát triển và đã tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, bên cạnh đó các thiết chế văn hố cũng được quan tâm đầu tư, nâng cấp và gìn giữ.

Đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, phát triển, mở rộng đã làm thay đổi căn bản diện mạo của khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của huyện Hồ Vang cịn rất lớn. Do đó chúng ta phải có chủ trương và giải pháp cụ thể để khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của huyện trong những năm đến. nên định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể, trong thời gian tới tăng cường củng cố và nâng cao năng lực nội tại của HTXNN, huy động và khai thác tốt hơn khả năng góp vốn, lao động và tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế của thành viên. Tuy nhiên, sự phát triển của HTXNN phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội từng vùng. Thực tế những năm qua cho thấy khơng có mơ hình chung duy nhất cho HTXNN ở huyện Hồ Vang. Chỉ có những mơ hình phù hợp mới cho phép phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa bàn, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất và phục vụ lợi ích của kinh tế hộ nơng dân.

Một phần của tài liệu Luận văn hợp tác xã nông nghiệp ở huyện hoà vang thành phố đà nẵng (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w