NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀ VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm, phương hướng nêu trên mơ hình phát triển HTXNN huyện Hồ Vang trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần thực hiện những giải pháp sau:
3.2.1. Tiếp tục hồn thiện hệ thống các chính sách đối với hợp tácxã nông nghiệp xã nông nghiệp
Hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển có hiệu quả hơn kinh tế tập thể; tổng kết nhân tố mới, các mơ hình kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả để phổ biến nhân rộng phù hợp với điều kiện của từng ngành nghề, từng địa phương, hỗ trợ tốt hơn việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ tài chính, kế toán HTX; giải quyết dứt điểm việc xoá nợ cũ, tạo điều kiện để các HTX tiếp cận các nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng [11, tr.6].
Chính sách hỗ trợ các HTX của Nhà nước cần tập trung vào những hướng cụ thể sau:
Thứ nhất: Để giúp các HTX không ngừng nâng cao năng lực sản xuất,
cần tạo điều kiện kịp thời triển khai các hoạt động thông tin kinh tế, thông tin thị trường cho các HTX, Liên hiệp HTX; tăng cường quan hệ, tạo môi trường khâu nối liên doanh, liên kết giữa các HTX với HTX, HTX với công ty, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức kinh tế khác để cùng phát triển. Triển khai các hoạt động tư vấn pháp lý, tư vấn lập dự án kinh tế, hướng dẫn HTX xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ, xây dựng điều lệ, thủ tục thành lập HTX, tổ hợp tác.
Thứ hai: Liên minh HTX phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư, các ngành
liên quan tham mưu trình UBND thành phố cụ thể hố các cơ chế chính sách phù hợp với tình hình kinh tế tập thể tại địa phương, tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi để các HTX được tham gia vào các chương trình dự án phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, nâng cao năng lực của HTX theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX. Lập đề án xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển HTX và Doanh nghiệp vừa và nhỏ trình HĐND thành phố xem xét, phê duyệt.
Thứ ba: Thực hiện một số chính sách cụ thể như: + Chính sách cán bộ
Xây dựng đề án quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí cán bộ HTX. Trong đó chú trọng các chính sách ưu tiên nhằm khuyến khích, thu hút cán bộ có trình độ chun môn cao về công tác ở cơ sở và tiêu chuẩn hoá các chức danh cán bộ chủ chốt của HTX.
+ Chính sách đất đai
Đổi mới chính sách đất đai nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hàng hố quy mơ lớn. Giao quyền sử dụng đất cho các hộ nơng dân dưới nhiều hình thức thích hợp. Những diện tích đất trồng cây lâu năm có thể chuyển giao cho nơng hộ theo khả năng nhận với nhiều hình thức như: giao đất, khoán giá trị hoặc bán trả dần bằng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân.
Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai theo đúng pháp luật, không để nông dân nghèo sống bằng nghề nông phải bán đất, ngăn chặn và xử lý các thủ đoạn chèn ép, cưỡng đoạt ruộng đất của nơng dân nghèo.
Khuyến khích nơng hộ tự bỏ vốn và sức lao động để cải tạo đồng ruộng, xây dựng hệ thống kênh mương và giao thông nông thôn, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hoá sản xuất nơng nghiệp, giảm chi phí canh tác. Khuyến khích và giúp đỡ nơng hộ đổi đất cho nhau để khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán và manh mún, thực hiện q trình tích tụ, tập trung ruộng đất cho các hộ, trang trại phát triển sản xuất hàng hoá.
Nhà nước quan tâm giao quyền sử dụng đất cho các HTX để HTX xây dựng trụ sở làm việc, nhà kho, sân phơi, làm cơ sở SXKD, tạo điều kiện để HTX có đủ thủ tục làm thế chấp vay vốn ngân hàng. Có chính sách ưu đãi cho HTX, tổ hợp tác được cấp đất, thuê đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất hoặc nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện nay số lượng dịch vụ mà mỗi HTX thực hiện rất ít, quy mơ các hoạt động này cũng rất hạn hẹp, hầu hết các HTXNN thiếu vốn, gặp nhiều khó khăn trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, hơn nữa hoạt động dịch vụ của HTX khơng phải hồn tồn vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hộ xã viên. Do đó, Nhà nước cần có chính sách miễn, giảm thuế các hoạt động dịch vụ của HTX, cụ thể như:
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm cho các HTX thương mại mới thành lập, các HTX sản xuất nông nghiệp làm dịch vụ thương mại phục vụ cho hộ nông dân, không phân biệt hoạt động dịch vụ thương mại với hoạt động dịch vụ khác của HTX ở nông thôn.
- Ưu tiên miễn thuế môn bài đối với các cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc, trực thuộc HTX và hộ cá nhân là xã viên của HTX.
- Nghiên cứu tiếp tục giảm thuế lợi tức cho các quỹ tín dụng nhân dân khoảng 15-20%, nhằm tạo điều kiện giúp các quỹ tăng nguồn vốn tích luỹ và tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật của kinh tế tập thể.
+ Chính sách vốn
Chính sách vốn là nhằm tạo điều kiện cho hộ nông dân được tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn, được vay vốn lớn hơn và dài hơn theo chu kỳ sản xuất - kinh doanh cây trồng, vật nuôi. Sớm điều chỉnh các loại thuế và thuế suất theo hướng tạo điều kiện để hộ nơng dân có vốn tái đầu tư phát triển sản xuất.
Xây dựng chế độ cho vay trung và dài hạn đối với sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Cụ thể cho vay vốn với điều kiện ưu đãi (lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, tín chấp, thời gian cho vay từ 18-36 tháng) từ nguồn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội, từ quỹ xố đói giảm nghèo giải quyết việc làm... Đặc biệt đẩy mạnh phát triển HTX tín dụng, quỹ tín dụng nội bộ của HTXNN.
Đối với HTXNN có hai nguồn vốn cung cấp chủ yếu đó là nguồn vốn từ nội bộ HTX và nguồn vốn từ bên ngoài. Từ thực tế cho thấy, nguồn vốn từ nội bộ HTX rất nhỏ bé. Do đó, nhu cầu vốn từ bên ngồi để mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ là rất lớn.
Để có vốn hoạt động, Nhà nước ưu tiên hỗ trợ các HTX được vay vốn từ các chương trình dự án quốc gia theo tinh thần Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ, tạo điều kiện để HTX thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và mở mang ngành nghề trong khu vực kinh tế tập thể.
Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện giúp đỡ HTX được thuận lợi trong việc sử dụng tài sản được hình thành từ vốn vay để thế chấp khi có nhu cầu vay vốn. Đẩy mạnh phong trào“phát huy nội lực, giải quyết 4 tại chỗ (huy động vốn tại chỗ, cho vay tại chỗ, đầu tư tại chỗ, hiệu quả tại chỗ” tăng cường tính cộng đồng trong việc tạo nguồn vốn.
+ Chính sách khuyến nông, khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh công tác khuyến nông - lâm - ngư nghiệp. Bởi vì trong nền kinh tế hàng hố, người nơng dân rất cần có các thơng tin về giá cả, dung lượng thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, về giống cây trồng vật ni, phân bón và hệ thống phương pháp gieo trồng. Do đó, khuyến nơng sẽ giúp cho người nơng dân có các quyết định tối ưu về sử dụng các yếu tố sản xuất. Công tác khuyến nông cần tập trung vào các nội dung quan trọng như:
Nghiên cứu hệ thống đất canh tác để thiết lập quá trình sản xuất với từng loại cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao để giúp nông dân lựa chọn. Triển khai tốt các dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y đến từng thơn xóm. Thí nghiệm, tổng kết, nhân rộng các mơ hình lồng ghép sản xuất có hiệu quả để hộ gia đình học tập và ứng dụng.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nơng nghiệp có vai trị hết sức to lớn. Đó là động lực trực tiếp thúc đẩy
quá trình phát triển nền nơng nghiệp hàng hố tiến lên sản xuất lớn, hiện đại. Nhà nước có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị nghiên cứu khoa học cơng nghệ liên kết với các HTX để thực hiện chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ mới cho HTX, tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích HTX tiếp cận tích cực các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác và nuôi trồng, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và cơng nghệ chế biến thích ứng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng, khả năng kháng bệnh và có giá trị kinh tế cao.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác ứng dụng, tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cán bộ HTXNN, để họ thực sự là cầu nối giữa tổ chức khoa học công nghệ với người sản xuất. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm khuyến nơng của thành phố, Phịng nơng nghiệp và PTNN huyện phải có cán bộ chun trách khuyến nơng để hướng dẫn, phổ biến, sử dụng phương pháp canh tác mới đến hộ nông dân thông qua các tổ chức kinh tế tập thể, HTXNN.
Coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, đặc biệt tổng kết các mơ hình ứng dụng khoa học và cơng nghệ vào cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả cao để nhân rộng trên địa bàn. Tổ chức, phát triển các câu lạc bộ nơng dân sản xuất giỏi để hình thành một đội ngũ kỹ thuật viên khuyến nông, hướng dẫn cho hộ nông dân khác. Qua hoạt động của những câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi sẽ nhân lên sức mạnh cộng đồng, gắn bó đồn kết cùng giúp nhau trong sản xuất. Hơn nữa, nông dân giỏi là những người giàu kinh nghiệm. Trong sản xuất, qua sinh hoạt câu lạc bộ sẽ giúp cho cán bộ khuyến nông đúc kết những bài học hay, để phổ biến nhân rộng.
Trong những năm tới cần triển khai thực hiện chính sách BHXH cho cán bộ, xã viên và người lao động hợp đồng với HTX. Trước mắt có thể ưu tiên mua bảo hiểm xã hội cho cán bộ quản lý HTX và chọn một số HTX để làm thí điểm.
+ Chính sách thị trường
Thị trường có vai trị quan trọng đối với q trình phát triển nền nơng nghiệp hàng hoá tiến lên sản xuất lớn hiện đại, trong nhiều trường hợp, thị trường là yếu tố cơ bản quyết định chiến lược phát triển sản xuất từng loại nơng phẩm. Bởi vì, q trình sản xuất nơng phẩm hàng hố khơng gắn với thị trường sẽ lâm vào tình trạng sản xuất “ mù qng ”, “mị mẫm” và thất bại là điều khó tránh khỏi. Nơng nghiệp là lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt thiên tai, hạn hán… là những yếu tố ảnh hưởng bất lợi. Mặt khác trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nhất là nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì vấn đề trợ cấp trực tiếp cho nơng sản hàng hố cịn rất ít, hơn nữa giá cả nơng sản thường bấp bênh trong kinh tế thị trường hiện đại. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách bình ổn giá cánh kéo đối với một số vật tư nông nghiệp quan trọng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu…để tạo điều kiện cho lĩnh vực nông nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời các cơ quan chức năng cần coi trọng việc thông tin kịp thời cho các chủ thể sản xuất nông nghiệp về nhu cầu thị trường tiêu thụ nơng sản, trước hết là những nơng sản có khối lượng lớn, đặc biệt là nông sản phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, về tình hình sản xuất, cạnh tranh và sự biến động giá cả trên thị trường trong nước và quốc tế, đảm bảo tính thơng suốt giữa sản xuất đến nơi tiêu thụ, giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Để khắc phục những hạn chế của mình trước những biến động của nhu cầu thị trường có cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các chủ thể kinh tế cần phải liên kết lại, hình thành HTX dịch vụ tiêu thụ nơng sản hàng hố.