Quảng Nam hiện có 175 HTX, trong đó có 120 HTX nơng nghiệp, gần 3.000 Tổ hợp tác hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề; lực lượng xã viên, xã viên, tổ viên 230.000 người, số lao động làm việc thường xuyên ở các tổ hợp tác, HTX 25.000 người.
Đối với HTX nông nghiệp, 5 năm qua các HTX nông nghiệp hầu hết đã tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nội dung, phương thức hoạt động theo Luật HTX năm 2003. Hiện nay, dù đang phải chịu nhiều khó khăn từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, từ các yếu tố bất cập của mơ hình HTX kiểu cũ, các yếu kém do những nguyên nhân khác nhau… nhưng các HTX nông nghiệp Quảng Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều phương diện, khẳng định sự trưởng thành của đội ngũ quản lý và sự gắn bó, tin cậy ngày càng tăng của lực lượng xã viên và người lao động đối với thành phần kinh tế này.
Hầu hết các HTX đã kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, tăng cường về nguồn lực con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cơng nghệ, tiềm lực tài chính; phát huy được vai trị trợ giúp kinh tế hộ phát triển (kể cả hộ ngoài xã viên), trợ giúp chính quyền cấp xã (phường) trong việc phát triển nơng nghiệp ở địa phương. Nhiều HTX tổ chức các hoạt động trợ giúp nông dân hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp nước ngồi theo hướng sản xuất nơng nghiệp hàng hố, mở mang các loại ngành nghề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn xã viên và người lao động, góp phần tích cực tăng trưởng hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ gia đình nơng dân. Tiêu biểu như: HTX nơng nghiệp Đại Hiệp, HTX Điện Ngọc 1, HTX Điện Phước 1, 2, HTX Điện Thọ 1, HTX Điện Hồng 2, HTX Điện Quang, HTX Duy Sơn 2, HTX Duy Thành, HTX Đông Phú, HTX Tam An 2… có trên 80% số HTX thực hiện
chế độ BHXH cho đội ngũ quản lý HTX từ năm 2003 đến nay. Một số HTX thực hiện các chế độ BHYT, BHTN lao động cho cả xã viên và người lao động thường xuyên trong HTX, tạo điều kiện cho xã viên và người lao động hằng năm được nghĩ dưỡng, tham quan học tập các mơ hình tốt trong và ngoài tỉnh. Nhiều HTX thực hiện theo chế độ chăm sóc người có cơng cách mạng, người già yếu, neo đơn (ngoài chế độ quy định của Nhà nước), tổ chức lễ kỷ niệm các ngày truyền thống, ngày thành lập của Hội, đoàn thể cho các đối tượng xã viên và chế độ hỗ trợ cho hộ xã viên có người chết… Những HTX này đã thực hiện tốt phong trào “HTX tiên phong trong xố đói, giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới”, tham gia đầu tư cơng trình hạ tầng nơng thơn và các hoạt động xã hội ở địa phương. Kết quả đánh giá hoạt động năm 2009 của HTX trong nơng nghiệp, tỷ lệ khá - giỏi 30%, trung bình 62%, số HTX yếu kém 8% (theo tiêu chí đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành năm 2006).
Đối với các HTX phi nông nghiệp, tỷ lệ HTX thuộc diện khá, giỏi năm sau luôn cao hơn năm trước. Kết quả đánh giá năm 2009, tỷ lệ khá, giỏi trên 60%. Đội ngũ quản lý của các HTX phi nông nghiệp đa phần khá năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường trong thời hội nhập. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các HTX không ngừng được tăng cường để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, hỗ trợ đắc lực kinh tế hộ xã viên, gia tăng lợi ích tập thể. Các HTX đã thực hiện đổi mới quan hệ về sở hữu, phương thức quản lý và phương thức phân phối trong HTX, bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, công khai. Phát huy tối đa ngun tắc hợp tác đơi bên cùng có lợi, mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết giữa HTX với xã viên, HTX với HTX, HTX với các tổ chức kinh tế - xã hội khác trong và ngồi nước, tăng quy mơ sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao vị thế, vai trò của HTX trong đời sống xã hội. Sản phẩm, dịch vụ của nhiều HTX đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị
trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương, tăng thu ngân sách Nhà nước, tham gia giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội của địa phương. Nổi bật là các đơn vị HTX Vận tải thuỷ bộ và khách du lịch Hội An, HTX cơng nghiệp Đại Hiệp, xí nghiệp Mây tre Âu Cơ huyện Núi Thành, HTX Dệt - May Duy Trinh huyện Duy Xuyên, Quỹ tín dụng Điện Dương, Quỹ tín dụng liên xã Tây Điện Bàn…
Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ phát triển hợp tác xã kể cả trước mắt và lâu dài; công tác tuyên truyền vận động phát triển hợp tác xã được đẩy mạnh với nhiều hình thức và nội dung phong phú đã từng bước tạo được sự chuyển biến nhận thức trong các tầng lớp nhân dân, xã viên, người lao động và cán bộ cơ sở; các hoạt động tư vấn và đào tạo, dạy nghề đã được triển khai có hiệu quả và có tác dụng tích cực đối với sự phát triển các hợp tác xã. Công tác hỗ trợ vốn, hoạt động hỗ trợ khoa học công nghệ và môi trường cho các HTX cũng được chú trọng. Làm tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên. Chú trọng đến công tác đối ngoại, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị thành viên, đồng thời xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp với các cấp, các ngành các đồn thể trong việc phát triển HTX.
Tuy nhiên, nhìn chung các hợp tác xã ở Quảng Nam phát triển không tương xứng với tiềm năng vốn có của loại hình kinh tế này. số đơng HTX thiếu chiến lược kinh doanh, chưa thực sự là chỗ dựa tin cậy cho phát triển kinh tế hộ xã viên, thành viên; chưa trở thành tổ chức kinh tế góp phần đắc lực trong xây dựng và phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; có đến 1/3 số xã, phường của tỉnh khơng cịn HTX, nhiều vùng khó khăn rất cần HTX nhưng chưa phát triển được HTX. Đa số HTX đang hoạt động quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, thiết bị, máy móc cũ kỹ, cơng nghệ lạc hậu, vốn thiếu nghiêm trọng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém sức cạnh tranh, thị trường hạn
hẹp, thu nhập đem lại cho xã viên, người lao động thấp, khả năng tích luỹ từ nội bộ để tái đầu tư rất khiêm tốn. Đội ngũ quản lý của HTX nhìn chung vừa thiếu lại vừa yếu về trình độ chun mơn, kinh nghiệm, kiến thức tổ chức, quản lý và nghiệp vụ kinh doanh, giảm sút ý chí vươn lên phục vụ lâu dài trong HTX.
Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chúng ta để q lâu mơ hình HTX mà ở đó có những khuyết điểm trầm trọng về cấu trúc của một tổ chức kinh tế hợp tác khơng cịn phù hợp với u cầu sản xuất hàng hoá.
Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Quảng Nam là tiếp tục củng cố, đổi mới, mở rộng các loại hình kinh tế hợp tác, HTX theo hướng phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn của kinh tế hộ xã viên, các chủ trang trại, các doanh nghiệp nhỏ. Tháng 9/2007, tỉnh uỷ Quảng Nam đã tiến hành tổng kết Nghị quyết Trung ương V (khoá 9) và ban hành Kết luận số 08/TU “về một số giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V (khoá 9)”, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam tại kỳ họp thứ 17 (khố VII) đã thơng qua đề án “Đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã giai đoạn từ nay đến năm 2015” của UBND tỉnh và đã ban hành Nghị quyết số 113/2008/NQ-UBND, với 6 nhóm giải pháp quan trọng. Trong tháng 6/2009 UBND tỉnh Quảng Nam ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX từ 2010- 2015 đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đại bộ phận xã viên và người lao động trong các HTX, Liên hiệp HTX, và là cơ hội cuốn hút, phát triển mạnh mẽ kinh tế tập thể tỉnh nhà trong giai đoạn mới.
Từ thực tiễn Quảng Nam, có một số bài học kinh nghiệm:
- Toàn hệ thống Liên minh tiếp tục chủ công đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tạo được sự thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế tập thể; thấy rõ vị trí, vai trị chính trị quan trọng của kinh tế tập thể
mà nịng cốt là HTX nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
- Cần làm cho hệ thống chính trị các cấp và toàn dân thấy hết những khuyết điểm cụ thể của mơ hình HTX đang hoạt động hiện nay, các bất cập chủ yếu trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Từ đó, trên cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 20/2008/TW của Ban Bí thư, đẩy mạnh các hoạt động tái cấu trúc mơ hình kinh tế hợp tác, HTX (đối với các HTX hiện có) và phát triển mới các tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh ngày một gay gắt của cơ chế thị trường.
- Từng tổ chức kinh tế tập thể phải tích cực chủ động đổi mới, coi nhiệm vụ thực hiện tái cấu trúc lại mơ hình hoạt động là sự sống cịn của chính mình.
- Xây dựng thành lập các Quỹ hỗ trợ HTX, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, kiểm tốn… hoạt động có quy mơ vùng, quốc gia, tiến đến tăng dần tính chủ động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các lợi ích của hợp tác xã.
- Điểu chỉnh mạnh mẽ hoạt động tư vấn, hỗ trợ lên tầm cao mới theo hướng có sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo được sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ trong các hoạt động với chất lượng, hiệu quả.
- Cấu trúc của mơ hình HTX phải bảo đảm các nội dung quan trọng, bao gồm:
Một là, xây dựng được mối quan hệ gắn kết mật thiết về lợi ích giữa xã
viên với HTX dựa trên nền tảng không ngừng tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi rõ ràng của mỗi bên;
Hai là, HTX có được một bộ máy quản lý, điều hành năng động, hiệu
quả.
Ba là, HTX có chiến lược kinh doanh hiệu quả trên cơ sở đáp ứng được
Bốn là, HTX có tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh trên
cơ sở huy động được nhiều nguồn lực tham gia, trong đó, nguồn lực đóng góp của xã viên và phần của tập thể là chủ yếu, đủ sức thực hiện chiến lược kinh doanh trong thực tế;
Năm là, HTX phải là tổ chức nòng cốt chăm lo phát triển cộng đồng, xây
dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.