Những mặt hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những tác động đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong năm năm đầu tiên sau khi việt nam gia nhập WTO (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 41)

2.1 TẦM VÓC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH

2.1.2.2.2 Những mặt hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố:

a.) Mức độ vận dụng luật pháp trong kinh doanh chưa thường xuyên và đầy đủ: Có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam mang đậm dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước với các mối quan hệ bị chi phối bởi cả “lý” và “tình” nên cung cách kinh doanh “ít vận dụng pháp luật” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều lớp doanh nhân, kể cả lớp doanh nhân đương đại. Họ đã quen cung cách kinh doanh trên sự tin cậy là chính với các đối tác quen biết (ví dụ: bán gối đầu hàng hóa mà khơng có hợp đồng ràng buộc, cuối năm âm lịch mới thanh tốn). Cho nên các DNVVN khơng có thói quen vận dụng đến sự bảo vệ của pháp luật cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngồi ra, mức độ dễ tiên liệu của hệ thống luật pháp chưa cao, thủ tục pháp lý rườm rà, sự lợi dụng kẽ hở của luật để vụ lợi của viên chức biến chất... đã tạo ra tâm lý e ngại cho doanh nghiệp trong việc vận dụng luật pháp, dẫn đến hình thành quan niệm “tránh được dây dưa với luật pháp thì tốt nhất cứ tránh”. Tóm lại, các DNVVN chỉ vận dụng đến luật pháp trong những trường hợp tối cần thiết như là thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, những thương vụ rất lớn hoặc xử lý các hậu quả xấu.... chứ họ khơng có thói quen vận dụng luật pháp để ngăn ngừa các rủi ro và bảo vệ triệt để cho quyền lợi của mình.

b.) Trình độ quản lý chưa cao.

Hầu hết các DNVVN thành phố Hồ Chí Minh đều bị hạn chế về trình độ quản lý. Trong đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp này có ít người được đào tạo bài bản hoặc có trình độ chun mơn cao (đại học, trên đại học...) nên họ yếu về kỹ năng quản lý; thiếu kiến thức, thiếu thông tin về thị trường, công nghệ...; chậm cập nhật những tiến bộ mới trong quản trị doanh nghiệp..... Kết quả điều tra doanh nghiệp của Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ từ bậc đại học trở lên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thấp – dưới 10%. Báo cáo của thành phố Hồ Chí Minh về hiện trạng DNVVN cũng khẳng định sự hạn chế

về trình độ quản lý ở các DNVVN: “trình độ của đội ngũ quản lý còn yếu kém do chưa được đào tạo cơ bản tại các trường lớp, đa số phát triển từ kinh nghiệm”10. c.) Công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ chậm đổi mới.

Hạn chế về cơng nghệ của các DNVVN của thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở trình độ cơng nghệ lạc hậu và tính đồng bộ của dây chuyền cơng nghệ thấp.

Hiện nay, phần lớn công nghệ mà DNVVN của thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng đã trở nên lạc hậu từ 10 – 30 năm. Kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam11 cho thấy mức độ hiện đại của công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp của Thành phố tương đối thấp: 63% doanh nghiệp sử dụng công nghệ từ những năm 90 của thế kỷ 20; 37% doanh nghiệp sử dụng công nghệ của những năm 80 và 70. Mức độ áp dụng cơng nghệ tự động hóa của DNVVN Thành phố cũng khơng cao: chỉ có 43% doanh nghiệp có tỷ lệ thiết bị tự động – bán tự động ở mức trên 50%; 36% doanh nghiệp có tỷ lệ thiết bị tự động – bán tự động ở mức từ 25% - 50%; còn lại 21% doanh nghiệp có tỷ lệ thiết bị tự động – bán tự động ở mức dưới 25%. Số liệu điều tra của Viện Kinh tế thành phố năm 2001 cho thấy tỷ lệ máy móc thiết bị tự động trong các DNVVN khá thấp trong khi tỷ lệ máy móc thiết bị bán tự động, cơ giới khá cao.

Bảng 2.6: Tỷ lệ máy móc thiết bị tự động trong các DNVVN TP HCM (%).

Trình độ thành phần kinh DNVVN thuộc tế nhà nước DNVVN thuộc thành phần kinh tế tư nhân DNVVN thuộc thành phần kinh tế có vốn nước ngoài DNVVN thuộc thành phần kinh tế tập thể Tự động hịan tồn 7,5 7,9 26,3 10 Bán tự động 33,3 34,7 41,9 35 Cơ giới 8,3 12,1 13,9 3,3 Bán cơ giới 22,7 17,3 11 26,7 Thủ công 28,2 28 6,9 25 Cộng 100 100 100 100

Nguồn: Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Điều tra doanh nghiệp 2001 [47]. Bên cạnh đó, tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp Thành phố cũng chưa cao. Kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại

10 UBND TPHCM, Báo cáo kế hoạch phát triển DNVVN của TPHCM giai đoạn 2006 – 2010, trang 4. 11 Do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phối hợp với UNDP tiến hành, công bố năm 2005.

các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam cho thấy: 21% doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ ở mức cao, 73% các doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ ở mức trung bình và 5% doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ ở mức thấp.

d.) Thiếu thốn cơ sở vật chất.

Các DNVVN thành phố hiện gặp nhiều hạn chế về cơ sở vật chất như đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị công nghệ thông tin... cho sản xuất. Số liệu điều tra của Viện Kinh tế thành phố năm 2001 cho thấy trong số 454 DNVVN thuộc thành phần kinh tế tư nhân được hỏi, chỉ có 239 doanh nghiệp có nhà xưởng thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Số máy tính bình qn của doanh nghiệp thấp, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử chưa đạt 1%.

Bảng 2.7: Tình hình cơ sở vật chất về công nghệ thông tin của các DNVVN thành phố Hồ Chí Minh năm 2001.

Tiêu thức thành phần kinh DNVVN thuộc tế nhà nước

DNVVN thuộc thành phần kinh tế tư nhân

DNVVN thuộc thành phần kinh tế có vốn nước ngồi DNVVN thuộc thành phần kinh tế tập thể Số máy tính bình qn/doanh nghiệp 9,9 9,8 12,4 9,8 Tỷ lệ DN ứng dụng TMĐT 0,5 0,5 0,5 0,5

Nguồn: Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Điều tra doanh nghiệp 2001 [47]. e.) Chất lượng nhân lực chưa cao, đầu tư cho đào tạo lao động cịn thấp.

Trình độ lao động trong các DNVVN thành phố hiện còn thấp. Số liệu thống kê của Viện Kinh tế thành phố năm 2001 cho thấy tỷ lệ công nhân kỹ thuật dưới bậc 4 trong các DNVVN của thành phố còn khá cao – trên 60% ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân và tập thể.

Bảng 2.8: Cơ cấu trình độ lao động trong các DNVVN TPHCM năm 2001.

Trình độ thành phần kinh DNVVN thuộc tế nhà nước

DNVVN thuộc thành phần kinh tế tư nhân

DNVVN thuộc thành phần kinh tế có vốn nước ngồi DNVVN thuộc thành phần kinh tế tập thể Cao đẳng, trung cấp 5,4 5,6 5,2 10,4

Công nhân kỹ thuật bậc 4 24,2 19,3 51,3 21,7

Nguồn: Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Điều tra doanh nghiệp 2001 [47]. Mặt khác, việc đầu tư cho đào tạo lao động vẫn chưa được chú trọng đầy đủ nên các doanh nghiệp này khó có điều kiện để nâng cao trình độ lao động. Kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam cho thấy: tỷ lệ doanh nghiệp chi cho đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân tại các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh nói chung chỉ đạt 57%; mức chi đầu tư cho đào tạo khá thấp: 0,18% tính trên doanh thu trung bình của 3 năm 2001, 2002, 2003. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ chưa được chú ý đúng mức dẫn đến các doanh nghiệp này khó giữ chân người lao động đã có kinh nghiệm, tay nghề vững vàng.

f.) Khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp.

Hiện nay nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh của các DNVVN thành phố là rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các DNVVN thành phố Hồ Chí Minh gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn. Các doanh nghiệp nêu nhiều ngun nhân của tình trạng “khát vốn” này, trong đó các ngun nhân chính là: (i) sự thiếu thơng tin (về doanh nghiệp) từ ngân hàng; (ii) thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn phức tạp; (iii) trình độ của một số nhân viên ngân hàng còn hạn chế dẫn tới việc hướng dẫn vay vốn một cách sơ sài; (iv) ngân hàng định giá tài sản quá thấp, chỉ bằng 1/3 giá trị tài sản thực tế. Do vậy, các DNVVN chủ yếu huy động vốn từ bạn bè, thân nhân và thường hay thiếu vốn.

g.) Hoạt động phân tán, manh mún; tính liên kết thấp.

Việc liên kết trong một hiệp hội ngành nghề của các DNVVN hiện nay còn nặng về hình thức nhẹ về thực tiễn. Các doanh nghiệp tuy cùng là thành viên trong một hiệp hội nhưng chưa hình thành một “liên minh” đúng nghĩa mà rời rạc, kém hợp tác, làm suy yếu lẫn nhau. Các hiệp hội của doanh nghiệp Việt Nam nói chung chỉ mang tính đại diện quyền lợi của hội viên (nhưng cũng chưa đầy đủ), cung ứng một số dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho hội viên và kêu gọi hội viên tham gia một số hoạt động vì cộng đồng. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn vẫn chưa mang tính gắn bó chiến lược, thiếu tính hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những tác động đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong năm năm đầu tiên sau khi việt nam gia nhập WTO (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 41)