Cơ cấu GDP TPHCM qua các năm
40,3 38,8 36,3 35,4 33,9 1,7 1,6 1,2 1,1 1 37,5 38,6 41,7 43,5 44,1 20,6 21,1 20,8 20,0 21,0 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Tỷ lệ
Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân và cá thể Kinh tế có vốn nước ngoài
Như vậy, đến năm 2005, với vai trò là lực lượng nòng cốt, các DNVVN đã giúp cho thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể đóng góp đến 44,1% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.
2.1.2.3.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thành phố và các tỉnh thành lân cận. lao động thành phố và các tỉnh thành lân cận.
Các DNVVN của thành phố đã góp phần khơng nhỏ giải quyết việc làm không chỉ cho người lao động của thành phố Hồ Chí Minh mà cịn cho cả lực lượng lao động của các tỉnh thành lân cận với số lượng khoảng 177.000 lượt người mỗi năm12. Khả năng giải quyết việc làm của các DNVVN còn thể hiện qua mật độ dân/doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh là 25013 (250 dân có 01 DNVVN) – đứng thứ 1 trong cả nước, so với mức 930 của cả nước và 267 của Hà Nội.
Bảng 2.9: Khả năng giải quyết việc làm của các doanh nghiệp Thành phố.
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
Tổng số lao động có việc làm 174.260 208.134 210.988 221.600
Kinh tế ngồi quốc doanh và có vốn nước ngồi
Số tuyệt đối 164.959 177.293 179.396 -
Số tương đối 94,66 85,18 85,03
Nguồn: Kế hoạch phát triển DNVVN TPHCM giai đoạn 2006 – 2010 [43]. Bảng trên cho thấy, khu vực kinh tế ngồi quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi – trong đó chủ yếu là DNVVN – ln góp phần tạo ra trên 85% việc làm mới hằng năm. Vì vậy, nếu khơng có các DNVVN thì Thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.
2.1.2.3.3 Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo ra sức cạnh tranh năng động cho nền kinh tế thành phố. cho nền kinh tế thành phố.
Hoạt động kinh doanh của các DNVVN trong hầu hết các ngành nghề kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh diễn ra rất sơi động. Từ đó, họ đã góp phần khơng nhỏ tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt, sôi động trong nền kinh tế thành phố. Với tính linh hoạt, uyển chuyển của mình, các doanh nghiệp này nắm bắt nhanh nhạy các cơ hội
12 Lê Văn Sự, Tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của 10 tỉnh, thành phố và những phát hiện ban đầu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, tháng 07 năm 2006, trang 6.
kinh doanh, nhanh chóng đưa ra các quyết định, tích cực cạnh tranh để giành lấy những cơ hội trong kinh doanh.
Mặt khác, sự năng động của các DNVVN cũng đã góp phần tạo nên sự năng động, tính cạnh tranh mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố so với các vùng kinh tế khác của cả nước. Số liệu điều tra năm 2004 của MPDF từ các doanh nghiệp (với tỷ lệ doanh nghiệp có số lao động từ 0 – 99 lao động chiếm tới 60 %) đã cho thấy điểm số cạnh tranh nội địa của thành phố là 6,78 – cao nhất trong các thành phố được khảo sát, đồng thời cũng cao hơn cả những chỉ số phụ khác trong chỉ số cạnh tranh.
2.1.2.3.4 Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một kênh huy động các nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế thành phố. trọng cho nền kinh tế thành phố.
Trong những năm vừa qua, DNVVN là một kênh rất hữu hiệu giúp Thành phố huy động nguồn vốn trong nhân dân trị giá hằng ngàn tỷ đồng trong bối cảnh thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển cao. Trong những năm gần đây, tỷ trọng vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngồi nhà nước ln cao hơn các thành phần kinh tế khác trong tổng vốn đầu tư của thành phố.