Cơ cấu trình độ lao động trong các DNVVN TPHCM năm 2001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những tác động đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong năm năm đầu tiên sau khi việt nam gia nhập WTO (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 43)

Trình độ thành phần kinh DNVVN thuộc tế nhà nước

DNVVN thuộc thành phần kinh tế tư nhân

DNVVN thuộc thành phần kinh tế có vốn nước ngồi DNVVN thuộc thành phần kinh tế tập thể Cao đẳng, trung cấp 5,4 5,6 5,2 10,4

Công nhân kỹ thuật bậc 4 24,2 19,3 51,3 21,7

Nguồn: Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh – Điều tra doanh nghiệp 2001 [47]. Mặt khác, việc đầu tư cho đào tạo lao động vẫn chưa được chú trọng đầy đủ nên các doanh nghiệp này khó có điều kiện để nâng cao trình độ lao động. Kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam cho thấy: tỷ lệ doanh nghiệp chi cho đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân tại các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh nói chung chỉ đạt 57%; mức chi đầu tư cho đào tạo khá thấp: 0,18% tính trên doanh thu trung bình của 3 năm 2001, 2002, 2003. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ chưa được chú ý đúng mức dẫn đến các doanh nghiệp này khó giữ chân người lao động đã có kinh nghiệm, tay nghề vững vàng.

f.) Khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp.

Hiện nay nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh của các DNVVN thành phố là rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các DNVVN thành phố Hồ Chí Minh gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn. Các doanh nghiệp nêu nhiều nguyên nhân của tình trạng “khát vốn” này, trong đó các ngun nhân chính là: (i) sự thiếu thơng tin (về doanh nghiệp) từ ngân hàng; (ii) thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản thế chấp vẫn còn phức tạp; (iii) trình độ của một số nhân viên ngân hàng còn hạn chế dẫn tới việc hướng dẫn vay vốn một cách sơ sài; (iv) ngân hàng định giá tài sản quá thấp, chỉ bằng 1/3 giá trị tài sản thực tế. Do vậy, các DNVVN chủ yếu huy động vốn từ bạn bè, thân nhân và thường hay thiếu vốn.

g.) Hoạt động phân tán, manh mún; tính liên kết thấp.

Việc liên kết trong một hiệp hội ngành nghề của các DNVVN hiện nay còn nặng về hình thức nhẹ về thực tiễn. Các doanh nghiệp tuy cùng là thành viên trong một hiệp hội nhưng chưa hình thành một “liên minh” đúng nghĩa mà rời rạc, kém hợp tác, làm suy yếu lẫn nhau. Các hiệp hội của doanh nghiệp Việt Nam nói chung chỉ mang tính đại diện quyền lợi của hội viên (nhưng cũng chưa đầy đủ), cung ứng một số dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho hội viên và kêu gọi hội viên tham gia một số hoạt động vì cộng đồng. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các DNVVN với các doanh nghiệp lớn vẫn chưa mang tính gắn bó chiến lược, thiếu tính hệ thống.

Với những đặc điểm, hiện trạng như trên, các DNVVN đã có vai trị khá quan trọng, đóng góp khơng nhỏ vào thành tựu kinh tế - xã hội của thành phố trong các năm qua như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào ngân sách, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đời sống nhân dân.... Sau đây, chúng tơi giới thiệu một số vai trị chính của các DNVVN đối với kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2.3.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. tế của thành phố Hồ Chí Minh.

Theo nhận định của Cục thống kê thành phố, trong các thành phần kinh tế, đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng 12,21% trong năm 2005 của Thành phố là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (6,54%); kế đến là khu vực kinh tế nhà nước (3,55%) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi (2,12%).

Xét về tỷ lệ đóng góp giá trị vào GDP trên địa bàn thành phố, hai thành phần: kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là các DNVVN) và kinh tế cá thể luôn có mức đóng góp lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác và có xu thế tăng dần.

Hình 2.2: Kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn trong GDP của TPHCM.

Cơ cấu GDP TPHCM qua các năm

40,3 38,8 36,3 35,4 33,9 1,7 1,6 1,2 1,1 1 37,5 38,6 41,7 43,5 44,1 20,6 21,1 20,8 20,0 21,0 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Tỷ lệ

Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể

Kinh tế tư nhân và cá thể Kinh tế có vốn nước ngoài

Như vậy, đến năm 2005, với vai trò là lực lượng nòng cốt, các DNVVN đã giúp cho thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể đóng góp đến 44,1% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.

2.1.2.3.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thành phố và các tỉnh thành lân cận. lao động thành phố và các tỉnh thành lân cận.

Các DNVVN của thành phố đã góp phần không nhỏ giải quyết việc làm không chỉ cho người lao động của thành phố Hồ Chí Minh mà cịn cho cả lực lượng lao động của các tỉnh thành lân cận với số lượng khoảng 177.000 lượt người mỗi năm12. Khả năng giải quyết việc làm của các DNVVN còn thể hiện qua mật độ dân/doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh là 25013 (250 dân có 01 DNVVN) – đứng thứ 1 trong cả nước, so với mức 930 của cả nước và 267 của Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những tác động đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong năm năm đầu tiên sau khi việt nam gia nhập WTO (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)