Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những tác động đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong năm năm đầu tiên sau khi việt nam gia nhập WTO (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 48)

2.1 TẦM VÓC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH

2.1.2.4 Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hồ Chí Minh

giai đoạn 2006 – 2010.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 và vai trò quan trọng của các DNVVN như trên, quan điểm phát triển DNVVN giai đoạn 2006 – 2010 của Thành phố mang những nét chủ đạo như sau:

Thứ nhất, tiếp tục khơi dậy và phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp; bảo

đảm cho doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, phát triển cả về quy mơ, chất lượng và sức cạnh tranh; tăng thêm nhiều doanh nghiệp mới.

Thứ hai, chuyển dần hoạt động trợ giúp từ xu hướng bao cấp sang nâng cao năng lực, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ nội dung của Nghị định 90 của Chính phủ về trợ giúp các DNVVN.

Với quan điểm định hướng như vậy, mục tiêu phát triển DNVVN giai đoạn 2006 – 2010 của Thành phố như sau:

Thứ nhất, ước tính đến cuối năm 2010, Thành phố sẽ có khoảng 120.000 DNVVN và khoảng 190.000 hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và HTX, trong đó, xu hướng chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, hợp tác xã lên doanh nghiệp ngày càng tăng.

Thứ hai, khuyến khích các DNVVN tham gia với vai trò vệ tinh cho các doanh

nghiệp lớn trong các khâu như: hồn tất bao bì, sản xuất chi tiết phụ, hồn tất cơng đoạn cuối của các sản phẩm, dịch vụ hậu cần…. Đẩy mạnh phát triển khu vực thương mại dịch vụ, củng cố và nâng cao chất lượng sản xuất cơng nghiệp; khuyến

khích DNVVN đầu tư vào các ngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, tiềm năng thị trường tương đối lớn, có hàm lượng chất xám cao.

Thứ ba, tạo điều kiện để các DNNVV tham gia các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề, câu lạc bộ doanh nghiệp, nhằm củng cố và đẩy mạnh hoạt động cộng đồng của các DNNVV thông qua các hiệp hội.

Thứ tư, thu hút các nguồn lực từ nước ngoài để trợ giúp một cách thiết thực,

trực tiếp cho DNVVN về các dịch vụ về thông tin, tiếp thị mở rộng thị trường, đào tạo, công nghệ..., giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNVVN.

Thứ năm, trong định hướng phát triển DNVVN chú trọng xây dựng các làng

nghề truyền thống, củng cố ngành nghề sản xuất thủ cơng mỹ nghệ có giá trị, phục vụ xuất khẩu và khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những tác động đến doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong năm năm đầu tiên sau khi việt nam gia nhập WTO (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 48)