Mô hình NLKH:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 66 - 69)

- Nhóm ĐTĐNT loại

4- Mô hình NLKH:

+ Mơ hình VAC, RVAC: trên địa bàn nghiên cứu, mơ hình này nhiều tuy nhiên quy mơ nhỏ. Đặc trưng của mơ hình này là được xây dựng trên đất vườn hay đất liền kề nên quy mô không lớn, thường dưới 1 ha. Kết quả điều tra cho thấy tiềm năng của loại mơ hình này ở địa phương là rất lớn. Tuy nhiên do vốn đầu tư lớn và đòi hỏi người dân phải có kiến thức và kỹ thuật trong sản xuất nên số hộ đầu tư sản xuất theo mơ hình này khơng nhiều (mỗi xã chỉ có 3-4 mơ hình). Cây trồng lâu năm chính trên đất vườn là Keo hoặc Bạch đàn và Chè nhưng Keo và Bạch đàn chủ yếu để cung cấp củi đun hàng ngày, còn Chè do đã trồng từ lâu đã bị cằn và nay người dân cũng không quan tâm đầu tư chăm sóc nên thu nhập từ cây Chè chỉ coi như thêm vào chi phí sinh hoạt hàng ngày. Cây trồng chủ yếu mang lại thu nhập ở mơ hình này các cây hàng năm như là Ngơ, Sắn, Mía. Hiện nay cây mía đang mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, đất ở đây cũng phù hợp cho cây Mía phát triển. Cơ cấu cây ăn quả không đa dạng cả về số lượng và lồi cây, chủ yếu là cây nơng nghiệp. Các cây ăn quả chủ yếu là: Vải, Nhãn, ...

Ảnh 4.8: Mơ hình Rừng + Nương + Vườn tại xóm Búm 1-xã Ân Nghĩa

4.4.2. Mức đầu tư và thu nhập

- Mơ hình trồng rừng sản xuất

Ở huyện Lạc Sơn trồng rừng sản xuất ở quy mô hộ gia đình đã phát triển trong một vài năm gần đây. Hoạt động này được thực hiện trên đất trồng rừng của cá dự án PAM, 135, 327, 661 và đất rừng khoanh nuôi đã giao quyền sử dụng 50 năm. Sau khi nhận đất, các hộ nông dân tiếp tục đầu tư chăm sóc tu bổ rừng, đồng thời thực hiện trồng thêm rừng mới. Đến nay, nhiều hộ đã có rừng khai thác và cuộc sống của người dân đã được cải thiện. Mức đầu tư và hiệu quả kinh tế trong 1 chu kỳ sản xuất của rừng trồng Keo tai tượng được tính tốn theo định mức chi phí và thu nhập ở phụ biểu 01 và phụ biểu 03. Kết quả tổng hợp theo biểu 4.6.

Biểu 4.6 : Tổng hợp chi phí và thu nhập 1ha Keo tai tượng theo mơ hình sản xuất hộ gia đình tại xã Xuất Hóa – Lạc Sơn – Hịa Bình

(chu kỳ 8 năm)

TT Nội dung Thành tiền (đồng)

1 Tổng chi phí quy về thời điểm hiện tại (BPV) 10.954.513

2 Tổng thu nhập quy về thời điểm hiện tại (CPV) 21.658.860

Ảnh 4.9(a,b): Sản xuất Keo và Lim xanh giống tại xã Xuất Hoá

(Lạc Sơn - Hồ Bình)

Số liệu biểu 4.6 cho thấy từ khi trồng đến lúc khai thác hết, mức đầu tư tổng cộng (cả trồng và chăm sóc + bảo vệ) chi phí hết 10.954.513 đồng/ha. Sau trung bình 8 năm tổng thu nhập đạt 21.658.860 đồng/ha. Trừ chi phí cịn lãi 10.704.347 đồng (tương ứng 1,34 triệu đồng/ha/năm). Mức thu nhập này so với cây trồng khác cũng chưa phải cao. Mức thu nhập này là không cao so với các loại cây trồng khác (ngô 5 triệu đồng/ha/năm; Sắn 1,8 triệu đồng/ha/năm; Mía 23,8 triệu đồng/ha/năm – Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Lạc Sơn tháng 01 năm 2010).

Tuy nhiên, trồng rừng theo mơ hình hộ gia đình vừa sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, vừa tận dụng được nhân lực dư thừa hoặc nhàn rỗi tại địa phương. Hiệu quả sử dụng đất cũng cao hơn thông qua việc trồng xen hay canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày hoặc cây mục đích khác khi trồng rừng chưa khép tán. Nhưng cũng cần lưu ý rằng sau khi khai thác người dân thường xử lý thực bì bằng việc đốt cành lá và xử lý thực bì để chuẩn bị đất cho chu kỳ trồng rừng tiếp theo. Quá trình diễn ra sau mỗi lần khai thác và nếu khơng có biện pháp bảo vệ thì hậu quả là đất đai sẽ bị thối hóa giống như phương thức đốt nương làm rẫy trong những năm trước đây. Một số hình ảnh dưới đây cho thấy rõ điều này:

Ảnh 4.10(a,b): Xử lý đất trồng rừng tại huyện Lạc Sơn tháng 8 năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 66 - 69)