Thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 38 - 41)

- Phương pháp động:

4.1.2. Thảm thực vật

Theo hệ thống phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng (2000), thảm thực vật Lạc Sơn – Hịa Bình được phân chia thành 2 đai độ cao với các kiểu rừng như sau:

4.1.2.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới

Kiểu này phân bố trên núi đất ở độ cao dưới 700m. Đây là kiểu rừng rất đa dạng, phong phú và giàu có cả về thành phần và trữ lượng. Tuy nhiên, cho đến nay rừng đã bị phá hủy hồn tồn, thay thế vào đó là các trạng thứ sinh nhân tác đang phục hồi ở các mức độ khác nhau từ thảm cỏ, cây bụi đến rừng thứ sinh (xem mục 4.1.2.4).

4.1.2.2. Rừng kín thường xanh trên núi đá vơi ở độ cao dưới 700m

Kiểu này phân bố ở xã Ngổ Luông và Ngọc Sơn trên độ cao 500 - 700 m. Rừng ít bị tác động nên những tính chất ngun sinh vẫn cịn được lưu giữ. Rừng có cấu trúc gồm 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ.

Tầng A1 (tầng vượt tán): gồm những cây gỗ cao 30 – 35m, có khi đến 40- 50m có tán khơng đồng đều tạo thành tầng nhô với độ tàn che 0,3-0,4. Trong tầng này thường gặp các loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý

(Garcinia fagraeoides), Sâng (Pometia pinnata), Cà lồ (Caryodaphonopsis tonkinensis), Sung rừng (Ficus sp.), Chò nhai (Anogeissus acuminata)...

Tầng A2 (tầng tán rừng): gồm những cây gỗ lá rộng cao 20 – 25 m có tán khép kín tạo thành tầng tán rừng. Thành phần lồi khá đa dạng, ngoài các loài ở tầng trên (tầng A1), thường gặp Mọ (Deutzianthus tonkinensis), Xoan

nhừ (Choerospondias axillaris), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum, P. truncatolobatum), Kháo (Beilschmiedia sp.), Nhãn rừng (Dimocarpus

fumatus), Cui rừng (Heritiera macrophylla), Sảng nhung (Sterculia lanceolata), Nhội (Bischofia javanica), Thị rừng (Diospyros sp.), Vạng trứng (Endospermum chinense), Vàng anh (Saraca dives)... Đặc biệt ở tầng này có

xuất hiện Kim giao (Nageia fleuryi), một loài cây hạt trần thường mọc trên

các sườn núi và đỉnh núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam.

Tầng A3 (tầng dưới tán): cao 8 - 15 m gồm những lồi chịu bóng và cây con của các loài gỗ lớn tầng trên. Những loài thường gặp là: Vàng anh (Saraca dives), Ruối (Streblus spp.), Thị rừng (Diospyros sp.), Trâm trắng

(Syzygium wightianum), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata), Đỏm

(Bridelia balansae). Ơrơ (Tacxotrophis macrophylla), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), các loài thuộc họ Na (Annonaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re

(Lauraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Chè (Theaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)....

Tầng cây bụi cây bụi cao 3-4 m gồm chủ yếu các loài Trọng đũa (Ardiasia quinquegona), Xẻn gai (Zanthoxylum aviceniae), Dóng xanh

(Justicia vetricosa), Nóng (Saurauia napaulensis), Đu đủ rừng (Trevesia

sphaerocarpa), Mua (Medinilla assamica, Medinilla bauchei), Ơ rơ (Streblus ilicifolia), Xương cá (Canthium diccocum), Lấu (Psychotria

balansae, Psychotria montanai), Móc câu đằng (Uncaria macrophylla), Bố

dại (Corchorus aestuans), Gai (Boehmeria nivea), Han tím (Dendrocnide

stimulans), Han trâu (Dendrocide urentissima ), Bọ mắn (Pouzolzia zeylanica), Dứa dại (Pandanus sp.), Trơm (Sterculia sp.)...

Tầng thảm tươi: thảm tươi có độ dày rậm Cop1 - Cop2, gồm chủ yếu các loài thuộc họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zigiberaceae), họ Cói (Cyperaceae) và các loài dương xỉ.

Thực vật ngoại tầng: Các loài biểu sinh và bán biểu sinh gồm có: Lân tơ uyn (Rhaphidophora decursiva), Ráy leo đá vôi (Rhaphidophora Tonkinensis), Chân rết (Pothos spp.); một số loài phong lan như Phi điệp (Dendrobium nobile), Quế lan hương (Aerides odorata), Hoàng lan (Cymbidium iridioides); dương xỉ gồm có Tổ điểu (Asplendium spp.), Tóc thần (Adiantum spp.), Tắc kè đá (Drynaria bonii)... Dây leo khá khá phát triển, các loài thường gặp gồm: Dây gắm (Gnetum latifolium), Lãnh công

(Fissistigma sp.), Dây dất (Fissistigma latifolium), Dây giom (Melodilus

annamensis), Dây cáp (Capparis tonkinensis), Sống rắn (Acacia pennata), Trắc leo (Dalbergia stipulacea), Dây mật (Derris marginata), Dây cóc

(Derris tonkinensis ), Móc mèo (Mucuna pruiriens), Trôm leo (Byttneria

aspera ), các loài thuộc chi Bauhinia, Caesalpinia, Duối leo (Trophis

scandens)…

4.1.2.3. Rừng kín thường xanh trên núi đá vơi ở độ cao trên 700m

Kiểu này hiện cịn ở những vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận để khai thác ở xã Ngọc Sơn và xã Tự Do. Rừng có cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Đơi khi có một số cây có tán vươn cao vượt lên tạo nên tầng nhơ nhưng khơng phổ biến. Nhìn chung, trên độ cao này cấu trúc rừng gồm có các tầng như sau:

Tầng 1 (tầng tán rừng): gồm những cây gỗ lớn có chiều cao 20-30 m, đường kính 40-50cm có tán liên tục tạo thành tầng tán rừng với độ tàn che 0,7-0,9. Thành phần loài ưu thế gồm: Nghiến (Excentrodendron tonkinense),

Trai lý (Garcinia fagraeoides), Sâng (Pometia pinnata), Cà lồ

(Caryodaphonopsis tonkinensis), Kháo (Beilschmiedia sp.), Nhãn rừng

Tầng 2 (tầng dưới tán) cao 10 – 15 m, đường kính trung bình 20-30 cm. Thành phần cây gỗ gồm chủ yếu các loài thuộc chi Sồi (Lithocarpus), chi Dẻ (Quercus) họ Dẻ (Fabaceae); Machillus, chi Kháo (Phoebe) họ Re (Lauraceae); chi Đa (Ficus), chi (Streblus) họ Dâu tằm (Moraceae); chi Ngọc lan (Michelia), chi Mộc lan (Magnolia) họ Ngọc lan (Magnoliaceae); chi Chẹo (Engelhartia) họ Hồ đào (Juglandaceae); chi (Hydnocarpus) họ Mùng quân (Flacourtiaceae), chi Thị (Diospyros) họ Thị (Ebenaceae)…

Tầng cây bụi: cao 2 – 6m, có thành phần chủ yếu là Trọng đũa (Ardiasia quinquegona), Mua (Medinilla assamica, Medinilla bauchei), Ơ rơ (Streblus ilicifolia), Lấu (Psychotria balansae, Psychotria montanai), Bố dại (Corchorus aestuans), Gai (Boehmeria nivea), Han tím (Dendrocnide

stimulans), Han trâu (Dendrocide urentissima ), Bọ mắn (Pouzolzia zeylanica), Dứa dại (Pandanus sp.), Trôm (Sterculia sp.)...

Tầng 4 (thảm tươi) thưa, thành phần gồm: Trầu không rừng (Piper

gymnostachyum), Cao hung (Elatostema rupestre), Lá han (Laportea violacea), Ráy leo lá lớn (Epipremmum geganteum), Ráy leo lá xẻ

(Epipremmum pinnatum), Ráy leo (Pothos repens), Sẹ (Alpinia globosa),

gừng gió (Zingiber sp.), các lồi dương xỉ...

4.1.2.4. Các kiểu phụ thứ sinh nhân tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)