Mơ hình khoanh nuôi phục hồi rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 69 - 74)

Khoanh nuôi phục hồi rừng đang là giải pháp quan trọng lợi dụng triệt để quy luật tái sinh và diễn thế đi lên của thảm thực vật rừng để biến những vùng đất lâm nghiệp hiện chưa có hoặc khơng cịn rừng thành rừng phịng hộ, rừng sản xuất hay rừng đặc dụng trong khoảng thời gian xác định. Đây là một nội dung quan trọng trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Điều quan trọng là sử dụng rừng khoanh ni như thế nào để vừa có tác dụng phủ xanh nhưng cũng phải mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Khoanh nuôi phục hồi rừng không tác động

Theo thống kê, phần lớn đất rừng khoanh nuôi trên khu vực nghiên cứu là đất sau nương rẫy, đất rừng sau khai thác kiệt đưa vào khoanh nuôi phần lớn nằm trong khu vực phịng hộ đầu nguồn. Mơ hình khoanh ni phục hồi rừng khơng tác động có ở các xã: Thượng Cốc, Mỹ Thành, Văn Nghĩa và Bình Hẻm. Kết quả điều tra cho thấy sau 8 - 10 năm thảm thực vật phục hồi đều đạt trạng thái rừng non và đáp ứng được tiêu chí phủ xanh đất trống trọc.

Về giá trị kinh tế, kết quả điều tra cho thấy có đến 70 % số hộ được hỏi đều trả lời là chưa có thu nhập gì từ rừng khoanh ni ngồi số tiền nhà nước trả theo dự án 661 là 50.000 đồng/ha/năm; số còn lại trả lời có thu nhập nhưng rất thấp, dao động trong khoảng 300.000 - 400.000 đồng/ha/năm. Các sản phẩm được thu chủ yếu là nứa và măng và củi tận thu. Như vậy, về phương diện phủ xanh thì đạt yêu cầu nhưng về phương diện kinh doanh thì khơng có lãi. Để đánh giá một cách chính xác hơn, chúng tơi nêu ra một mơ hình dã khai thác của gia đình ơng Bùi Văn Nhượng ở xóm Luồng - xã Thượng Cốc.

Năm 1997 gia đình ơng Bùi Văn Nhượng xóm Luồng xã Thượng Cốc huyện Lạc Sơn nhận 3,8 ha đất rừng tự nhiên ở đồi Cọ để bảo vệ khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Khi nhận, thảm thực vật trên đất là thảm cây bụi có cây gỗ. Sau 12 năm thảm thực vật được phục hồi là rừng non và đường kính cây gỗ trung bình tương ứng 10 - 12 cm , mật độ 500 - 600 cây/ha; độ tàn che 0,6; thành phần lồi cây gỗ tái sinh chủ yếu là Máu chó, Chẹo, Nanh chuột, Trâm vỏ đỏ, Ngát, Ràng ràng, Trẩu, Dạ nâu, Hồng mang... Tuy nhiên sau 12 năm nhận khốn bảo vệ, các lồi cây tái sinh này phát triển kém, sâu bệnh, cong queo, bạnh vè, khơng có giá trị kinh tế, khơng thể phát triển thành rừng có trữ lượng gỗ được. Tháng 5 năm 2009 UBND huyện Lạc Sơn đã phê duyệt cho phép chuyển đổi khu đất này thành đất trồng rừng sản xuất và cho phép gia đình ơng tận dụng số gỗ củi tạp khai thác được đem trao đổi lấy kinh phí để trồng lại rừng sản xuất. Đến tháng 7 năm 2009 gia đình ơng Nhượng đã khai thác diện tích rừng trên để chuẩn bị trồng rừng. Trên cơ sở số cây đã chặt, chúng tôi đo đếm khối lượng gỗ khai thác; thu nhập trông tin về chi phí và giá trị các sản phẩm đã thu hoạch trước đây. Dự toán đầu tư và hiệu quả kinh tế được tính tốn cụ thể ở phụ biểu 02 và phụ biểu 4. Kết quả tổng hợp ở biểu 4.7.

Biểu 4.7: Tổng hợp thu nhập và chi phí 1ha rừng khoanh ni phục hồi khơng tác động của gia đình ơng Nhượng-xóm Luồng-Thượng Cốc-LS

TT Nội dung Thành tiền (đồng)

1 Tổng chi phí quy về thời điểm hiện tại (CPV) 1.556.837

2 Tổng thu nhập quy về thời điểm hiện tại (BPV) 4.202.854

3 Lợi nhuận (NPV) 2.646.017

Khác với rừng trồng thuần loài, rừng phục hồi tự nhiên cịn có lâm sản phụ, ở đây là nứa và măng. Tuy nhiên do năng suất cây gỗ rừng tự nhiên thấp nên sản lượng rừng cũng thấp, chỉ đạt 5 m3/ha tương ứng 0,83 m3/ha/năm. Tổng thu nhập đạt 4.202.854 đồng/ha, trừ chi phí cịn được lãi 2.646.017 đồng/ha, tương ứng 220.501 đồng/ha/năm.

Đáng chú ý là mơ hình rừng nêu trên được phục hồi trên đất cịn tốt, chưa thối hóa bạc màu. Còn những trường hợp rừng phục hồi trên đất xấu, quá trình phục hồi diễn ra chậm thì chắc chắn mức thu nhập sẽ cịn thấp hơn nhiều.

Khoanh ni phục hồi rừng có tác động

Trên địa bàn nghiên cứu, mơ hình này khơng phổ biến, chỉ chiếm 12,01% số hộ được điều tra trên địa bàn chỉ có duy nhất xã 1 trong tồn huyện có diện tích rừng khoanh ni phục hồi rừng có tác động là xã Văn Nghĩa. Trong giải pháp khoanh ni có tác động này, biện pháp chủ yếu là kết hợp trồng bổ sung các lồi cây mục đích. Phát luỗng, vệ sinh, xúc tiến tái sinh hầu như chưa được áp dụng. Cây trồng bổ sung gồm Trám, Muồng, Lát hoa, Mỡ,

trong đó chủ yếu là cây Trám theo phương thức trồng theo băng, diện tích trồng lâu nhất từ năm 2002 cịn phổ biến là từ năm 2004 trở lại đây.

Để đánh giá hiệu quả chúng tôi đã điều tra mơ hình của gia đình chị Bùi Thị Lan xóm Bùi xã Văn Nghĩa.

Mơ hình được thực hiện trên khu đồi rộng 3 ha, có độ dốc trung bình 150, hướng phơi Tây - Nam, đất Feralit đỏ vàng . Theo chị Lan, thảm thực vật khi trồng là thảm cỏ cây bụi có cây gỗ trong đó có Bồ đề là cây chiếm ưu thế. Phương thức trồng theo băng. Băng trồng được phát dọc theo đường đồng mức, rộng 3 m với băng chừa 3-4m; cự ly trồng 3,5m/cây; hố đào kích thước 40 x 40 x 40 cm; cây trồng cao 0,5 - 1m; thời gian thực hiện năm 2002. Đến tháng 8 năm 2009 khi chúng tơi đến khảo sát thì gia đình chị đã thu hoạch cây tái sinh tự nhiên trong đó chủ yếu là Bồ đề. Khối lượng gỗ thu được khoảng 30 m3 với giá bán 400.000 đồng/m3. Ngoài ra cành lá và một số cây gỗ nhỏ khác được tận dụng làm củi đun. Số cây trồng (Trám) sống 70% đạt chiều cao và đường kính trung bình 3,5m và 5cm.

Rõ ràng hiệu quả của giải pháp khoanh ni kết hợp trồng bổ sung các lồi cây mục đích chưa cao. Nguyên nhân do việc trồng và chăm sóc cây sau khi trồng khơng đúng quy trình kỹ thuật. Mặt khác, do cây trồng đều là cây gỗ bản địa, khả năng sinh trưởng chậm nên địi hỏi phải có thời gian chăm sóc lâu hơn, trong khi nguồn kinh phí khơng đủ để duy trì cũng là ngun nhân hạn chế sự thành công của mơ hình.

- Mơ hình vườn rừng

Ở Lạc Sơn, vườn rừng là mơ hình khá phổ biến, nhất là ở các xóm, các xã vùng thấp. Tuy nhiên, mơ hình này chỉ ở quy mô nhỏ, từ vài trăm mét vuông đến 1 – 2 ha. Đặc điểm nổi bật của mơ hình này là ở đó thường có

nguồn nước tự nhiên, có địa hình thuận lợi cho việc đào ao thả cá và chăn nuôi gia súc. Vườn rừng được sử dụng như là một nguồn cung cấp các nhu cầu thiết yếu theo phong tục tập quán của người dân địa phương như: vật tư sửa chữa nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, làm cọc rào, cán cuốc, củi đun hàng ngày... Những sản phẩm thu được từ vườn rừng khơng lớn, đơi khi khơng thể tính bằng tiền nhưng lại rất quan trọng và cần thiết trong đời sống hàng ngày của người dân. Nếu cứ duy trì như vậy thì rõ ràng hiệu quả kinh tế rất thấp. Nhưng nếu được đầu tư thích đáng thì lợi nhuận thu được lại khá cao, nó khơng chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà cịn có thể giúp người dân làm giàu. Mơ hình của gia đình ơng Bùi Văn Bửn - xóm Mịi - xã Tân Lập là một ví dụ.

Năm 1995 ông Bửn nhận 2,75 ha rừng nghèo kiệt gần khu dân cư để bảo vệ phục hồi rừng. Thảm thực vật ưu thế lúc đó là cây bụi và nứa tép. Mọc rải rác trên tồn bộ diện tích cịn có Bồ đề, Trám, Ngái, Mỡ. Sau khi nhận đất, ông Bửn đã đào một cái ao rộng khoảng 500m2 để thả cá, làm nhà ở cho gia đình và người lao động đến làm cơng. Số diện tích đất cịn lại ông đầu tư trồng bổ sung thêm một số loài cây bản địa như Lim xanh, Trám trắng, Luồng Thanh Hóa, ngồi ra cịn trồng một số cây ăn quả xung quanh ao và sân vườn: Nhãn, Vải, Xoài... Cây trồng bổ sung được thực hiện theo phương thức lấp lỗ trống và xử lý cục bộ. Đào hố trước khi trồng 1 -2 tháng, kích thước hố rộng 40x40x40 cm, bón lót bằng phân chuồng hay rác mục và NPK (khoảng 0,1 kg/hố). Chăm sóc sau trồng 2 – 3 năm tùy theo loài cây mọc nhanh hay chậm. Các biện pháp chăm sóc gồm: làm cỏ, vun gốc, phủ gốc để giữ ẩm và chống xói mịn đất, phát dọn vệ sinh dây leo, cỏ dại; trồng bổ sung cây chết;khi cây lớn tỉa thưa những cành nhánh già, khô. Thời vụ trồng cây thường từ tháng 5- 6 khi mùa mưa đến.

Với mơ hình trên, ngồi những sản phẩm tận thu khi xử lý đất để trồng cây hay phát dọn vệ sinh rừng hàng năm, từ năm 2002 đến nay năm nào gia đình ơng cũng thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng từ các sản phẩm Nứa, Luồng, Măng, quả Trám, củi. Riêng năm 2008 đạt 31,5 triệu đồng (do khai thác gỗ Bồ đề). Ngồi ra chăn ni và ao cá cũng cho thu nhập 4- 5 triệu đồng/năm. Mức đầu tư và hiệu quả kinh tế được trình bày cụ thể ở phụ biểu 05.

Để tính tốn hiệu quả kinh tế, số liệu tổng hợp trình bày ở biểu 4.8 cho thấy, với mức đầu tư 6.558.093 triệu đồng/ha, sau 14 năm có tổng thu nhập 50.223.991 đồng/ha, trừ chi phí cịn được lãi 43.665.898 đồng/ha, tương ứng 3,119 triệu đồng/ha/năm.

Biểu 4.8: Tổng hợp thu nhập và chi phí 1ha vườnrừng tại xóm Mịi- Tân Lập – Lạc Sơn (tính đến tháng 12 năm 2008)

TT Nội dung Thành tiền (đồng)

1 Tổng chi phí quy về thời điểm hiện tại (CPV) 6.558.093

2 Tổng thu nhập quy về thời điểm hiện tại (BCR) 50.223.991

3 Lợi nhuận (NPV) 43.665.898

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)