- Mơ hình Rừn g+ Vườn + Ao + Chuồng (RVAC):
4.5.1. Giái pháp về kỹ thuật:
Trước đây, quan niệm phủ xanh đất trống đồi trọc là trồng rừng trên đất chưa có rừng. Nhưng đến đầu những năm 1980, cùng với trồng rừng, các biện
pháp NLKH, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đều được coi là phủ xanh đất trống đồi trọc.
Trong Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, chính sách và tổ chức thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã nêu rõ nhiệm vụ đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong đó rừng phịng hộ và rừng đặc dụng 1 triệu ha, trồng mới rừng sản xuất 2 triệu ha, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả 1 triệu ha.
Như vậy, phủ xanh đất trống đồi núi trọc khơng chỉ có giải pháp duy nhất là trồng rừng mà cịn nhiều giải pháp khác. Đó là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vườn rừng, đồng cỏ chăn nuôi.
Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ
Đất trống đồi núi trọc thuộc nhóm II ở những nơi đất bằng phẳng, ít dốc hoặc ĐTĐNT nhóm I có nguồn gieo giống của những cây gỗ nhưng cần tạo thành rừng sản xuất có năng suất cao, chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường thì thực hiện trồng rừng. Những vùng đất dốc, xung yếu, vùng đầu nguồn khơng có điều kiện để khoanh ni phục hơi rừng vì khơng có nguồn gieo giống tự nhiên của cây gỗ phải thực hiện giải pháp trồng rừng phòng hộ.
Khoanh ni phục hồi thảm thực vật rừng phịng hộ
Những vùng đất dốc, vùng phòng hộ, những nơi hẻo lánh khơng có nguồn gieo giống của cây gỗ, khoanh nuôi để tạo thành các thảm cỏ , thảm cây bụi có độ che phủ càng lớn càng tốt để chống xói mịn rửa trơi, hạn chế dịng chảy, hạn chế sự bốc hơi nước để bảo vệ đất, bảo vệ mơi trường. Trong
điều kiện có kinh phí thực hiện tra dặm các loài cây gỗ để từng bước chuyển đổi thành rừng.
Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng thực hiện nông lâm kết hợp
Trong hệ thống nơng lâm kết hợp, cây trồng được bố trí sao cho có thể tạo được nhiều tầng tán của nhiều loại cây có nhu cầu thái khác nhau sống chung trên cùng một đơn vị diện tích đất mà chúng khơng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng sản phẩm của các loài cây trồng. Ở đây các tầng sinh thái khác nhau trên cùng một khoảng không gian được tận dụng tối đa. Tầng trên cùng trồng cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày có kích thước và chiều cao trung bình nhưng thích nghi với ánh sáng tán xạ; tầng dưới cùng thích hợp trồng các loại cây lương thực như dong riềng. Lớp dưới cùng này khơng chỉ mang lại lợi ích cụ thể mà còn hạn chế dòng chảy, giữ ẩm cho đất, giảm tình trạng xói mịn rửa trôi đất. Việc trồng xen, trồng luân phiên giữ cây ngắn ngày với cây dài ngày theo giai đoạn phát triển sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng đất. Hệ thống cây trồng được bố trí theo kiểu nơng lâm kết hợp phát huy vai trị, giá trị của từng loại cây trong hệ sinh thái: cây chủ đạo, cây hỗ trợ, cây điều tiết, tránh được tình trạng độc canh trên diện rộng. Hệ thống này tạo điều kiện cho các tập đoàn cây thực hiện hai chức năng: tổng hợp các chất hữu cơ để tạo ra năng suất sinh học và chức năng cân bằng sinh thái.
Ngoài những ý nghĩa trên, hệ cây trồng đa dạng giúp cho nhà kinh doanh có khả năng ứng phó với những rủi ro trong sản xuất và do giá cả thị trường biến động theo từng loại sản phẩm. Nó cũng góp phần hạn chế sâu bệnh. Tại Lạc Sơn cho thấy mơ hình trồng Keo xen Sắn trên đất dốc hay Keo + Chè và cây ăn quả tỏ ra có hiệu quả nhưng chỉ có một số hộ ở xã Hương
Nhượng thực hiện theo dự án của Quỹ mơi trường tồn cầu. Mơ hình này nên được lan rộng trong toàn huyện.
Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày
Việc trồng cây ăn quả các loại, cây công nghiệp dài ngày được chọn là một trong các giải pháp hợp lý cho việc phủ xanh ĐTĐNT. Bởi lẽ giải pháp này vừa mang lại lợi ích kinh tế thiết thực vừa có giá trị bảo vệ và cải thiện môi trường.
Hiện nay, cơng ty Thái Hồ đã và đang triển khai Dự án phát triển vùng nguyên liệu cà phê theo hình thức nơng dân dùng đất góp cổ phần tại một số xã vùng cao của huyện Lạc Sơn. Cà phê đang bén rễ lên xanh trên những vùng đồi trống trọc trước kia. Đây là một giải pháp tốt sử dụng hiệu quả diện tích ĐTĐNT ở những xã vùng cao của huyện.
Vùng đất Lạc Sơn cũng rất thích hợp cho phát triển cây Mía, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường. Cây Mía cũng đem lại thu nhập khá cao cho người nông dân. Phát triển và mở rộng diện tích trồng Mía trên vùng đất trống cũng là giải pháp phủ xanh hợp lý, phù hợp với điều kiện của địa phương.