Các hoạt động và đầu tư cho phủ xanh ĐTĐNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 58 - 63)

- Nhóm ĐTĐNT loại

4.3.2 Các hoạt động và đầu tư cho phủ xanh ĐTĐNT

Các hoạt động phủ xanh đất trống đồi trọc tại huyện Lạc Sơn chủ yếu thông qua các chương trình nhà nước: chương trình 661, trồng rừng PAM; ngồi ra có một số chương trình nơng lâm kết hợp, xây dựng vườn rừng, trang trại do các các hộ nông dân hoặc các cơ quan chuyên môn tại đại phương thực hiện.

Đối với dự án 661:

Hiện nay, trên địa bàn huyện Dự án 661 vẫn đang tiếp tục thực hiện. Đây là một dự án lớn của Chính Phủ đề ra từ năm 1997. Sau 10 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân, tăng độ che phủ rừng, tăng khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái. Dự án đã thực hiện 2 nội dung sau:

* Trồng rừng:

Để thực hiện trồng rừng, những năm đầu Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Lạc Sơn cũng đã thực hiện tìm kiếm lồi cây trồng phù hợp với thực tế tại địa phương. Muồng đen (Cassia siamea)là loài cây được lựa chon đầu tiên nhưng thực tế khơng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và khơng được sự ủng hộ của người dân. Đến năm 2003 là cây Lim xanh (Erythrophloeum

fordii) và cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinense). Đây là loài cây bản địa có

khả năng sinh trưởng tốt và cho hiệu quả cao nên đã được người dân ủng hộ, vì vậy cây Lim xanh (Erythrophloeum fordii) và Lim xẹt (Peltophorum tonkinense) được đưa vào trồng hỗn giao với cây Keo tai tượng (Acacia mangium). Đến nay mơ hình đã thực hiện được 6 năm, kết quả cho thấy cây

Theo kết quả khảo sát các mơ hình lâm sinh trong Dự án 661 của BQLDA 661 tại huyện Lạc Sơn - Hịa Bình cho thấy các mơ hình Keo tai tượng (Acacia mangium) hỗn giao với Lim xanh (Erythrophloeum fordii) và Luồng (Dendrocalamus membranaceus) + Lim xẹt (Peltophorum tonkinense) tại xóm Khang, xóm Khu - xã Văn Sơn và xóm Búm xã Ân Nghĩa đều sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt trên 70%. (Nguồn: Báo cáo kết quả thực

hiện Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại huyện Lạc Sơn – Hịa Bình).

* Khoanh ni phục hồi rừng:

Theo số liệu thống kê, tồn huyện có 930,2 ha được khoanh ni phục hồi theo chương trình 661 trên địa bàn 04 xã (Thượng Cốc, Mỹ Thành, Văn Nghĩa, Bình Hẻm), trong đó khoanh ni khơng tác động 818,5 ha và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 111,7 ha. Kết quả điều tra về tình hình giao đất giao đất khoanh ni phục hồi rừng trình bày ở biểu 4.3 cho thấy diện tích giao đất cho các hộ gia đình rất tản mạn và nhỏ lẻ. Có 38 hộ được giao diện tích trên 10 ha, hộ được giao diện tích nhiều nhất là gia đình ơng Bùi Văn Dựn ở xóm Sào - Văn Nghĩa (24ha), hộ được giao diện tích ít nhất là gia đình ơng Bùi Văn Nhàn ở xã Thượng Cốc, chỉ có 1,7ha.

Biểu 4.3: Cơ cấu diện tích đất rừng nhận khoanh nuôi bảo vệ tại một số xã của huyện Lạc Sơn

Địa phương Diện tích giao khốn (ha/hộ gia đình) Tổng

<1 1,1 – 2 2,1 – 4 4,1 – 6 6,1 - 8 8,1 – 10 >10 Thượng Cốc - 1 - 2 1 - 4 8 Văn Nghĩa 1 - 2 4 3 7 21 38 Bình Hẻm - 1 8 5 5 6 3 29 Mỹ Thành - - 1 3 3 4 10 21 Tổng 1 2 11 14 12 17 38 96

Có 2 phương thức khoanh nuôi phục hồi rừng đã được áp dụng tại địa phương: khoanh ni có tác động và khoanh ni khơng tác động. Kết quả điều tra trình bày trong biểu 4.4 cho thấy trong 4 xã đã điều tra, chỉ có 1 xã (xã Văn Nghĩa) với 22 hộ trên tổng số 27 hộ được giao đất có áp dụng phương thức khoanh ni có tác động. Các xã còn lại với 65 hộ không áp dụng phương thức khoanh ni có tác động. Kết quả điều tra còn cho thấy các tác động trong khoanh nuôi chủ yếu là phát luỗng vệ sinh rừng. Việc trồng bổ sung rất hạn chế, loài cây trồng chỉ duy nhất là cây Trám. Trong q trình thực hiện, người dân khơng được hướng dẫn kỹ thuật và qui trình trồng nên hiệu quả đạt được không cao.

Biểu 4.4: Số hộ gia đình được giao đất, giao rừng áp dụng các phương thức khoanh nuôi phục hồi rừng

Địa phương Tổng số (số hộ) Có tác động * Không tác động Số hộ % Số hộ % Bình Hẻm 21 - - 21 28,8 Mỹ Thành 21 - - 21 28,8 Thượng Cốc 4 - - 4 5,5 Văn Nghĩa 27 22 30,1 5 6,8

* Kết hợp trồng bổ sung, phát luỗng vệ sinh rừng

Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng tại địa phương chỉ đơn thuần là khoanh vùng bảo vệ cho thảm thực vật rừng phục hồi tự nhiên. Phần lớn các hộ gia đình đều khơng quan tâm đến diện tích đất rừng được giao. Nói cách khác, đa số diện tích đất giao cho các hộ gia đình thực chất là bỏ hoang cho rừng phục hồi tự nhiên.

Đây là một nội dung ln được chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Về giống cây trồng, các cơ sở sản xuất giống trên điạ bàn huyện đã áp dụng các tiến bộ khoa học trong công tác gieo ươm tạo giống cây lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng tại địa phương. Những năm trước đây (trước năm 2006) hằng năm huyện cũng hỗ trợ 50 triệu đồng mỗi năm để hỗ trợ hạt giống và túi bầu cho công tác gieo ươm cây giống từ ngân sách của huyện phục vụ công tác giống trồng rừng tại địa phương theo chương trình phủ xanh ĐTĐNT kết hợp với chương trình cải tạo vườn tạp.

* Xây dựng mơ hình nơng lâm nghiệp và trang trại

Trên địa bàn huyện, các mơ hình NLKH quy mơ lớn điển hình rất ít, chủ yếu là các mơ hình dân tự trồng theo kinh nghiệm. Từ năm 2009 trạm KNKL huyện đã thực hiện Dự án Canh tác bền vững trên đất dốc do Quỹ môi trường toàn cầu hỗ trợ. Dự án hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, đầu tư toàn bộ cây giống và phân bón (tổng đầu tư khoảng 7-8 triệu đồng/ha) dưới hình thức cho vay vốn khơng lãi suất thời hạn 1 năm với mơ hình trồng Sắn, thời hạn 2 năm với mơ hình Sắn xen Keo. Quy mơ vùng dự án 40ha trên địa bàn 6 xóm của xã Hương Nhượng. Trong đó mơ hình Sắn xen Keo 20 ha, cịn lại Sắn và Sắn xen Đậu tương 10 ha. Năm đầu tiên trồng sắn mục đích cải tạo đất sau đó trồng xen Keo, trồng Sắn trên đất dốc, cây cỏ và các cây họ Đậu cải tạo đất. Trên đó trồng Cỏ voi, cây Cốt khí làm băng xanh chống xói mịn.

* Trồng rừng phủ xanh

Theo số liệu báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn, trong năm 2009 toàn huyện đã trồng mới được 1.025,4 ha rừng; trồng sau khai thác 398,88 ha; cải tạo 109,2 ha rừng nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất.

Căn cứ Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 và Quyết định số 2449/QĐ-UBND ngày 13/11/2008 của UBND tỉnh Hồ Bình về việc phê duyệt Dự án rà soát quy hoạch đầu tư phát triển rừng sản xuất thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hồ Bình và căn cứ vào quỹ đất cũng như nhu cầu phát triển rừng sản xuất ở huyện Lạc Sơn, Dự án Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất huyện Lạc Sơn giai đoạn 2009-2015 đã được phê duyệt. Theo đó, cơ cấu nguồn vốn cho xây dựng và phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2009-2015 của huyện gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn tự có của chủ rừng. Tổng số vốn đầu tư toàn dự án là 41.317 triệu đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của chủ rừng (vốn của công ty lâm nghiệp Hồ Bình) 28.189,1 triệu (chiếm 68%), vốn ngân sách nhà nước 13.127,9 triệu (chiếm 32%). Trong số các hạng mục đầu tư cho dự án thì riêng vốn trồng + chăm sóc + bảo vệ và khoanh ni tái sinh rừng là 29.701 triệu đồng, chiếm 71,89% tổng số vốn đầu tư.

Quy mô của dự án 11.904,1 ha trên phạm vi 26 xã (trừ 3 xã vùng cao thuộc KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông).

Biểu 4.5: Cơ cấu nguồn vốn dự án Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất giai đoạn 2009 - 2015

TT Hạng mục đầu tư Số lượng

(triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Lâm sinh (trồng+c.sóc +b.vệ+KNTS) 29.701 71,89 2 Chi phí quản lý 3.756 9,09 3 Xây dựng CSHT phục vụ sản xuất 7.860 19,02 4 Tổng 41.317 100

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy các hoạt động và đầu tư cho công tác phủ xanh trên địa bàn chủ yếu phục thuộc vào các chương trình của nhà nước thơng qua các dự án phát triển nơng lâm nghiệp. Các mơ hình hay hoạt động do người dân tự thực hiện phần lớn mang tính tự phát. Tuy nhiên, từ việc thực hiện các dự án do nhà nước tài trợ, một số người dân đã học tập được những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc xây dựng các mơ hình trang trại và trồng rừng phục vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Điều đó cho thấy, nếu được đầu tư một cách đầy đủ, có sự phối hợp tốt giữa các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân thì cơng tác phủ xanh tại địa phương chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu đáng kể. Vấn đề ở đây chính là vốn đầu tư, kiến thức khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực để thực hiện. Về công tác tổ chức, chúng tơi thấy rằng phịng nơng lâm nghiệp và các trung tâm khuyến nông là khâu quan trọng trong việc phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, là cầu nối liên kết giữa các nhà khoa học và người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)