Hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 35 - 38)

- Phương pháp động:

4.1.1. Hệ thực vật

Nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật là hết sức cần thiết, đặc biệt với các nội dung nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian, hơn nữa mới gần đây, năm 2007 tỉnh Hịa Bình đã cho thực hiện dự án điều tra thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Kết quả đã đưa ra một danh lục khá chi tiết với 667 lồi thực vật có mạch. Trên cơ sở kế thừa danh lục thực vật đã có, chúng tơi bổ sung và cập nhật những thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng đất trống đồi trọc và xây dựng giải pháp phủ xanh hợp lý.

Sau khi cập nhật những thông tin thu thập được, tổng hợp số liệu, kết quả cho thấy hệ thực vật vùng nghiên cứu khá đa dạng và phong phú, với 667 lồi thực vật có mạch thuộc 373 chi của 140 họ, trong đó:

- Ngành Khuyết lá thơng có 1 họ, 1 chi, 1 lồi - Ngành Thơng đất có 2 họ, 3 chi, 9 lồi - Ngành Dương xỉ có 17 họ, 24 chi, 54 lồi - Ngành Hạt trần có 3 họ, 3 chi, 3 lồi.

- Ngành Hạt kín có 117họ, 342 chi, 600 lồi + Lớp 2 lá mầm có 98 họ, 289 chi, 502 lồi + Lớp 1 lá mầm có 19 họ, 53 chi, 98 lồi

Trong hệ thực vật họ có nhiều chi nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 23 chi, họ Cà phê (Rubiaceae)- 13 chi, họ Hòa thảo (Poaceae) - 13 chi, họ Re (Lauraceae)- 10 chi, họ Dâu tằm (Moraceae)- 6 chi, họ Cau (Areaceae)- 7 chi, họ Lan (Orchidaceae)- 7 chi, họ Trôm (Sterculiaceae)- 6 chi, họ Tếch (Verbenaceae) - 6 chi, họ Cam (Rutaceae)- 6 chi, họ Trinh nữ (Mimosaceae)- 4 chi, họ Vang (Caesalpiniaceae) - 6 chi.

Có những họ chỉ có 1 chi như họ Bách bộ (Stemonaceae), họ Râu hùm (Taccaceae), họ Trầm (Thymelaceae), họ Cơm vàng (Proteaceae), họ Mã đề (Plantaginaceae), họ Dứa dại (Pandanceae), họ Tô hạp (Altingiaceae).

Những họ có nhiều loài nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 38 lồi, họ Dâu tằm (Moraceae) có 27 lồi, họ Re (Lauraceae)- 25 lồi, họ Cà phê (Rubiaceae)- 22 loài, họ Cau (Areaceae)- 11 loài, họ Lan (Orchidaceae)- 14 loài.

Hệ thực vật ở huyện Lạc Sơn tỉnh Hồ Bình khá nghèo về các lồi cây hạt trần. Ở đây mới chỉ thống kê được 3 lồi thuộc 3 chi, 3 họ. Trong đó có họ Tuế (Cycadaceae), họ Dây gắm (Gnetaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae). Đối với họ Lan (Orchidaceae) mới thống kê được 14 loài.

Lạc Sơn nằm trong vùng Tây bắc, một trong vùng 9 vùng địa lý sinh học có tính đa dạng cao về thực vật, đặc biệt là quần xã thực vật trên núi đá vơi. Trong số 667 lồi thực vật đã được ghi nhận có nhiều lồi thực vật quý hiếm và đặc hữu, có 28 lồi được ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, 7 loài ghi trong Nghị định 32/2006, 10 loài ghi trong danh mục đỏ của IUCN 2008 và 14 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt, ở đây hiện còn nhiều quần thể Nghiến (Excentrodendron tonkinense), một kiểu thảm thực vật đặc trưng trên núi đá vôi ở Việt Nam. Các quần thể Nghiến khá lớn và tập trung trong khu vực Khu bảo tồn Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Cây Mun

(Diospyros mun) một loại thực vật được liệt vào loài cực kỳ nguy cấp bởi

IUCN cũng được tìm thấy ở KBT.

Đa số các loài đều có sự phân bố rộng và có thể gặp tại nhiều vùng trong khu vực nghiên cứu cũng như ở các vùng trong cả nước. Đó là các lồi thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae). Nhưng cũng có những lồi chỉ thấy trong phạm vi hẹp với số lượng ít cần được bảo vệ như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý

(Garcinia fagraeoides).

Về hiện trạng, kết quả điều tra cho thấy:

- Các loài ưu thế trong các trạng thái rừng nguyên sinh khi bị khai thác thì khả năng tái sinh tự nhiên là rất kém như Nghiến (Excentrodendron

tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Sâng (Pometia pinnata).

- Trong hệ thực vật có nhiều thành phần là cây gỗ tiên phong ưa sáng có khả năng tái sinh tự nhiên tốt như: Hu đay (Trema angustifolia), Ba soi (Macranga denticulata), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Hu nâu (Mallotus

paniculatus), Dẻ gai (Castanopsis sp.), Chẹo (Engelhardtia roburghiana, E. spicata), Vối thuốc (Schima wallichii), Ràng ràng (Ormosia sp.), Re (phoebe

sp.), Ngát (Gironiera subaequalis), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Sơn rừng (Rhus rhetsoides)…

- Các loài cây bụi, cây cỏ chịu hạn đang có xu hướng lan tràn và chiếm ưu thế trên các vùng đất trống trọc làm cản trở quá trình tái sinh và phục hồi tự nhiên của thảm thực vật rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)