Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 76 - 78)

- Mơ hình Rừn g+ Vườn + Ao + Chuồng (RVAC):

4.4.4. Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh đất trống đồi núi trọc

đồi núi trọc

Những mơ hình phủ xanh mang tính tự nhiên (khoanh ni phục hồi rừng không tác động) và một số mơ hình mang tính chất bán nhân tạo (khoanh ni có tác động) đã góp phần tích cực việc phủ xanh trong khoảng thời gian 15 - 20 năm đầu. Thực tế, chưa có cơng trình nào nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình này. Giá trị kinh tế thấp, khơng có thu nhập là nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của người dân tham gia bảo vệ rừng dẫn đến nhiều nơi khoanh nuôi khơng thành rừng. Những mơ hình nhân tạo (vườn rừng, trồng rừng, trồng cây cơng nghiệp) có sự đầu tư và tác động của con người cũng ít thành cơng vì hiệu quả kinh tế mang lại thực tế thấp hơn, thời gian thu hồi vốn chậm hơn so với các sản phẩm nông nghiệp hàng năm như Mía, Sắn, Ngơ.

Từ những kết quả điều tra thực tế tại địa phương, tôi thấy những nguyên nhân chính làm cho hiệu quả phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại huyện Lạc Sơn là:

- Đối tượng được giao đất không quan tâm đến trồng rừng. Nghiên cứu một số điểm ở Hồ Bình (Nguyễn Quang Hà, 2009) cho thấy tỷ lệ trồng rừng lên tới 70 - 80% nhưng có tới 50% diện tích trồng mới này được cho thuê lại.

- Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng rừng trên đất trống đồi trọc thấp. - Một diện tích lớn đất phải trồng rừng được giao không đúng đối tượng.

- Các cấp, các ngành ở địa phương chưa thực sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho cơng tác trồng rừng và phát triển rừng.

- Các chính sách, chương trình hỗ trợ và khuyến khích trồng rừng của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực cho đối tượng được giao đất. Các hỗ trợ mang tính khuyến khích phát triển trồng rừng thường được thực hiện chủ yếu thơng qua các chương trình ưu đãi tín dụng hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đầu vào (cây giống, dịch vụ khuyến lâm, phân bón hoặc tiền cơng trồng, chăm sóc). Tuy nhiên về mặt kinh tế, các chính sách đầu tư, tín dụng của Nhà nước không tạo động lực cho người trồng rừng do các hạn chế về:

+ Mức ưu đãi đầu tư không đủ bù đắp cho các hạn chế về hiệu quả thấp trong lâm nghiệp;

+ Khả năng duy trì các hỗ trợ, khuyến khích trong thời gian chưa đủ dài đảm bảo cải thiện thu nhập cho hộ trồng rừng. Cụ thể mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha đối với trồng rừng sản xuất theo Chương trình 661 của Nhà nước là quá thấp, chưa kể thủ tục giải ngân, kiểm tra nghiệm thu phức tạp, Chính phủ khơng đủ vốn thanh tốn đúng thời điểm theo dự án được duyệt (kể cả đối với rừng trồng và khoán bảo vệ, các khoản vay ưu đãi lãi suất khoảng 7%/năm)

hoặc chưa đủ hấp dẫn về mặt hiệu quả đầu tư với hộ nơng dân hoặc thời hạn vay q ngắn khơng thích hợp cho trồng rừng.

- Hệ thống chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế thị trường; chưa bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách mới đầu tư cho phát triển rừng sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế, nhất là các hộ gia đình, cộng đồng dân cư và tư nhân tham gia phát triển nghề rừng.

- Nguồn vốn tản mạn, thiếu tập trung, đầu tư chưa đủ độ cho trồng rừng cũng như khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng.

- Chưa kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa trồng rừng và bảo vệ rừng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

- Chưa giải quyết thỏa đáng mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi, đời sống của người dân và người trồng rừng, bảo vệ rừng.

- Ngoài nguyên nhân nêu trên thì thiếu cơ sở khoa học là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng đã gây nên tổn thất trong thời gian qua. Cụ thể là:

+ Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng không phù hợp với điều kiện nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

+ Trồng rừng khơng theo đúng quy trình quy phạm.

+ Lồi cây trồng chủ yếu mới là lồi Keo, Luồng, rất ít lồi bản địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)