Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 81 - 83)

- Mơ hình Rừn g+ Vườn + Ao + Chuồng (RVAC):

4.5.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trường

Phủ xanh đất trống đồi núi trọc là một hợp phần của hệ thống kinh tế - xã hội - mơi trường. Do đó các chính sách, cách tổ chức quản lý và thị trường đóng vai trị rất quan trọng. Nó là nhân tố thúc đẩy hay hạn chế các quá trình liên quan.

+ Cần thực hiện đầy đủ Luật đất đai và chủ trương giao đất giao rừng. Các loại đất cần phải có chủ thể quản lý sử dụng rõ ràng, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể quản lý rừng với Nhà nước.

+ Nhà nước cần có chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho người trồng rừng, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả về vốn và kỹ thuật, giá cả, và bảo hiểm các rủi ro do thời tiết.

+ Rà sốt, bổ sung các chính sách, pháp luật, các quy định cụ thể về lợi ích quản lý, bảo vệ trồng mới rừng tạo cho người nhận bảo vệ, khoanh ni, chăm sóc và trồng rừng mới có lợi ích thoả đáng. Khuyến khích trồng rừng đi đôi với bảo vệ tài nguyên rừng, tạo sự đồng bộ về khoa học - kỹ thuật.

+ Tạo điều kiện cho chủ rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với quy luật của nền sản xuất hàng hoá làm cho rừng thực sự trở thành hàng hoá thành nguồn vốn phát triển lâm nghiệp, gắn cuộc sống của người dân với phương hướng mới: thâm canh rừng, chống xói mịn thối hoá đất.

+ Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng các mơ hình quản lý rừng cộng đồng. Hồn thiện và thực hiện cơ chế chính sách giao, cho thuê rừng sản xuất và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên.

+ Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tìm các biện pháp nâng cao đời sống đồng bào ở vùng khó khăn. Có chính sách cung ứng lương thực, đảm bảo cuộc sống người trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi chủ rừng, mỗi người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật.

+ Đối với người trồng rừng: được hưởng tất cả sản phẩm mà họ sản xuất sau khi đã nộp đầy đủ thuế và hoàn trả vốn hỗ trợ, vốn vay ban đầu theo quy định của các văn bản pháp luật.

- Về tổ chức quản lý:

+ Ngành lâm nghiệp huyện cần nâng cao vai trị trách nhiệm của mình trong lĩnh vực KHKT, cần có kế hoạch bố trí cán bộ kỹ thuật phối hợp với trung tâm KNKL, các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn thường xuyên giám sát, chỉ đạo sản xuất kịp thời. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn và chuyển giao tiến bộ KHKT về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thâm canh rừng cho người dân.

+ Xây dựng hương ước, quy ước BV&PTR ở các thôn, bản. - Về thị trường:

+ Cần có quy hoạch và sử dụng các loại đất để sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Tránh hiện tượng độc canh trên diện rộng, nhưng tránh manh mún, làm sao tạo được sản phẩm hàng hoá để trao đổi, phát triển.

+ Cần lựa chọn xây dựng các điểm cung ứng vật tư, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm cho người dân để sản phẩm không bị ép giá.

+ Các ngành, các cơ quan chức năng ở địa phương cần hoạch định các chiến lược sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp cho từng vùng, xác định lối ra và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện lạc sơn tỉnh hòa bình và đề xuất giải pháp phủ xanh​ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)