Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM
1.1 Tổng quan nghiên cứu về bồi dưỡng Kỹ năng mềm
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam hiện nay, các yêu cầu về KNM cơ bản tuy chưa được cụ thể hóa ở tầm quốc gia như các nước trên nhưng chủ đề KNM đã được đem ra phân tích, luận bàn sơi nổi trên các diễn đàn, báo điện tử và tạp chí khoa học trong thời gian gần đây: Bài viết “Top 10 Kỹ năng “mềm” để sống học tập và làm việc hiệu quả” của tác giả Phan Quốc Việt trên báo Dân trí chỉ ra mâu thuẫn do thiếu hụt KNM trong xã hội
Việt Nam hiện nay: “Có một nghịch lý rất khó lý giải: Người VN thi các giải quốc tế (toán, vật lý, cờ vua, robotcom...) đều được đánh giá rất cao, thế nhưng lại chưa thành đạt nhiều trong công việc” và đề xuất 10 kỹ năng căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay [15]
1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills) 4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills) 5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills) 8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
Tổng hợp của tác giả Thảo My đưa ra 6 kỹ năng chính cần thiết cho tất cả mọi người đặc biệt là “dân” công sở và giải ý nghĩa cũng như cách rèn luyện các kỹ năng cho các đối tượng này[30]. Đó là các kỹ năng:
1. Kỹ năng giao tiếp
2. Hợp tác và làm việc nhóm 3. Khả năng thích ứng
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề 5. Kỹ năng quan sát
6. Giải quyết mâu thuẫn.
Bài viết “7 KNM cần có của một người làm CNTT” do tác giả Lê Nga tổng hợp trên ICTNEWS - Chuyên trang về CNTT của Báo điện tử Infonet, chỉ ra các kỹ năng một người làm CNTT nên luyện tập để trở thành một người chuyên nghiệp [28] là:
1. Xử lý sự cố 2. Giao tiếp
3. Khả năng dịch thuật ngữ chuyên ngành 4. Làm việc nhóm
5. Thuyết trình
6. Kỹ năng chăm sóc khách hàng 7. Kiên nhẫn.
Nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hương và Trần Triệu Khải (2010) đánh giá và đo lường nhận thức của sinh viên về kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở lý thuyết kế thừa các kỹ năng mềm – kỹ năng nghề nghiệp của Duke (2002). Nghiên cứu của nhóm tác giả này đã phát triển một danh sách các kỹ năng cần thiết để đào tạo và bồi dưỡng cho sinh viên ngành Marketing gồm 56 kỹ năng năng chia thành 10 nhóm kỹ năng chính: (1) lãnh đạo, (2) truyền thơng, (3) tương tác cá nhân, (4) phân tích, (5) ra quyết định, (6) cơng nghệ, (7) nhận thức tồn cầu, (8) đạo đức, (9) thực tiễn kinh doanh, (10) hoạch định, (11) tự quản. Trong đó, các kỹ năng có chỉ số ưu tiên cao là kỹ năng ra quyết định, kỹ năng truyền thông (truyền đạt, thương lượng, đàm phán, viết báo cáo) và đạo đức[14].
Nguyễn Hồng Vân và các công sự (2013) nghiên cứu về nhu cầu kỹ năng mềm của nhân viên trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, các tác giả đã đề nghị và đánh giá 35 kỹ năng – tố chất cần thiết trong công việc thông qua khảo sát những nhà tuyển dụng và sử dụng lao động tại các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, có 12 yếu tố thuộc kỹ năng mềm, 12 yếu tố thuộc kỹ năng kỹ thuật và 11 yếu tố thuộc tố chất cá nhân. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nghiên cứu này cho ra hai nhân tố có ý nghĩa: (1) nhóm kỹ năng giao tiếp hiệu quả (gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, thuyết phục và kỹ năng đàm phán, thương lượng), (2) nhóm tố chất cá nhân tích cực gồm sắp sếp thứ tự ưu tiên trong công việc, biết vượt qua thất bại, khó khăn, đạo đức trong cơng việc, tự trọng, tinh thần học hỏi, cầu tiến, sự kiên trì và gương mẫu [10].
Có thể nhận thấy vấn đề KNM cho lao động trong các lĩnh vực khác nhau đã được đề cập đến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Qua lược khảo kết quả phân tích của nghiên cứu, ta thấy rằng KNM của người lao động hiện nay còn thiếu hụt,
chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động. Trong giới hạn các tài liệu mà người nghiên cứu có thể tiếp cận được chưa có nghiên cứu nào đưa ra được các KNM dành cho đội ngũ viên chức hành chính nói chung cũng như đội ngũ viên chức hành chính trường ĐHSPKT Tp.HCM.
Vì vậy, sau khi tổng hợp và tham khảo các nghiên cứu của Việt Nam và trên thế giới, người nghiên cứu thực hiện đề tài “Nâng cao KNM cho VCHC trường ĐHSPKT TPHCM” dựa trên kết quả nghiên cứu của tổ chức Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phịng thương mại và cơng nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) về các kỹ năng cần thiết, khơng chỉ để có được việc làm mà cịn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức.
Trong điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, đề tài đưa ra 8 kỹ năng mềm cho công việc của VCHC trường ĐHSPKT TPHCM đó là các kỹ năng:
1. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả 2. Kỹ năng làm việc nhóm 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề 4. Kỹ năng thích ứng và sáng tạo
5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 6. Kỹ năng quản lý và phát triển bản thân 7. Kỹ năng học tập
8. Kỹ năng Ứng dụng công nghệ thông tin