Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng mềm cho viên chức hành chính trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Kỹ năng

Có nhiều khái niệm khác nhau về “kỹ năng”:

Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc cùng cộng sự, “kỹ năng là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó”[12].

Theo Vũ Dũng, “kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kỹ năng, cơng việc được hồn thành trong điều kiện hồn cảnh khơng thay đổi, chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục và còn phải tập trung chú ý căng thẳng. Kỹ năng được hình thành qua luyện tập”[16].

Trong nghiên cứu này, “kỹ năng” được hiểu theo quan điểm của Nguyễn Công Khanh, “kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho”[9].

1.2.2 Kỹ năng nghề nghiệp

Theo tác giả Vũ Xuân Hùng kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng của con người thực hiện cơng việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ.Nếu căn cứ vào tính chất của kỹ năng, kỹ năng nghề nghiệp cũng được phân loại ra các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

1.2.3 Kỹ năng mềm

Theo Wikipedia, kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chun mơn, kiến thức chun môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn [31].

Tác giả Georges cho rằng: “kỹ năng mềm là khả năng cần thiết tại nơi làm việc cho sự thành công chuyên nghiệp. Là những năng lực cần thiết để giao tiếp, hợp tác và làm việc hiệu quả…”[20].

Theo Rani S. : “kỹ năng mềm là những kỹ năng mà con người sử dụng để hành xử, làm việc với nhau, giải quyết các mâu thuẫn, thân thiện lạc quan và thuyết phục người khác”[22].

Theo tác giả K. Kechagias: “kỹ năng mềm là các kỹ năng trong cá nhân và giữa các cá nhân với nhau, cần thiết cho sự phát triển cá nhân, sự tham gia vào xã hội và sự thành công nơi làm việc. Chúng bao gồm các kỹ năng như giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…là những kỹ năng cần phân biệt với kỹ thuật, hay kỹ năng cứng.” [21].

Trong nghiên cứu này, kỹ năng mềm được hiểu là các kỹ năng mang tính xã hội, cần thiết cho sự hịa nhập xã hội của mỗi cá nhân để phát triển và thành công. Chúng bao gồm các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học tập... Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chun mơn, kiến thức chuyên môn.

KNM cho VCHC mà người nghiên cứu đề cập đến trong nghiên cứu này chính là khía cạnh KNM thuộc kỹ năng nghề nghiệp.

1.2.4 Viên chức hành chính

- Viên chức là gì?

Theo quy định tại Luật viên chức được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 “viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Theo đó, viên chức được xác định theo các tiêu chí: được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc; hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập” Đây là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như giáo dục, đào tạo, y tế, an sinh xã hội, hoạt động khoa học, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao... Những hoạt động này không nhân danh quyền lực chính trị hoặc quyền lực cơng, khơng phải là các hoạt động quản lý nhà nước mà chỉ thuần tuý mang tính nghề nghiệp gắn với nghiệp vụ, chuyên mơn [32].

- Hành chính là gì?

Hành chính là một hoạt động đặc biệt, nó xuất hiện khi một tổ chức được hình thành. Theo quan điểm của Học viện Hành chính Quốc gia thì “Hành chính là hoạt

động trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều hành được tiến hành trên cơ sở sự ràng buộc bởi các quy tắc nhất định do nhà nước hoặc các chủ thể khác quy định hoặc thừa nhận, có tính chất bắt buộc, áp đặt hoặc mệnh lệnh (quyền lực – phục tùng) nhằm đạt tới một mục đích phục vụ cho lợi ích chung đã đươc xác định [2].

Như vậy, viên chức hành chính là những người hoạt động trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều hành được tiến hành trên cơ sở sự ràng buộc bởi các quy tắc nhất định do nhà nước quy định. Được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc; hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập để làm các công việc hành chính theo quy định chức năng nhiệm vụ của vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng mềm cho viên chức hành chính trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)