Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM
1.4 Một số phương pháp bồi dưỡng kỹ năng mềm
1.4.2 Phương pháp dạy thực hành:
1.4.2.1 Phương pháp dạy thực hành 3 bước:
Khi học viên đã có một ít kỹ năng về hoạt động nghề nào đó, nhằm luyện tập kỹ năng cao hơn, hoặc những kỹ năng đơn giản thì giáo viên sử dụng mơ hình phương pháp dạy thực hành 3 bước. Phương pháp này có tác dụng tạo điều kiện cho học viên tiếp thu các qui trình thao tác thực hành để hình thành biểu tượng và chuyển những tri thức thành kỹ năng thao tác thực hành. Chính vì vậy học viên học tập cịn bị động vào những gì giáo viên truyền đạt và phải làm theo. [13]
Hình 1.2. Cấu trúc phương pháp dạy thực hành 3 bước
Qua sơ đồ ta thấy phương pháp này gồm 3 bước:
Bước 1: Trình bày thơng tin bài thực hành (khơi dậy sự chú ý; giới thiệu, làm rõ nhiệm vụ, kiến thức sơ bộ)
Bước 2: Trình bày lý thuyết về bài thực hành (nội dung lý thuyết, qui trình luyện tập, phân nhóm, giao nhiệm vụ …)
Bước 3: Tổ chức luyện tập (học viên luyện tập theo qui trình hướng dẫn ở bước 2; giáo viên quan sát, giúp đỡ)
1.4.2.2 Phương pháp dạy thực hành 6 bước:
Mơ hình phương pháp 6 bước xây dựng trên cơ sở của lý thuyết hoạt động kết hợp với chức năng hướng dẫn và thơng tin tài liệu để kích thích học viên độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập, hình thành nhân cách. Mơ hình phương pháp 6 bước là một phương pháp đa hợp, trong đó, học viên tự thu nhận thơng tin, nhiệm vụ học tập và tiến hành lập kế hoạch, qui trình, thực hiện chúng theo các phiếu học tập. [13]
Hình 1.3. Cấu trúc phương pháp dạy thực hành 6 bước
Các bước của phương pháp này gồm:
Bước 1: Những hướng dẫn ban đầu, nhiệm vụ thực hành Bước 2: Nhóm học viên tự lập kế hoạch, qui trình làm việc
Bước 3: Nhóm học viên trao đổi chun mơn với giáo viên để đi đến quyết định kế hoạch, qui trình
Bước 4: Học viên thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch Bước 5: Kết hợp với phiếu kiểm tra
Bước 6: Cái gì cần phải làm tốt hơn ở lần sau? Trao đổi chuyên môn với giáo viên [13]