Quan điểm Học tập suốt đời trong việc nâng cao kỹ năng mềm cho viên chức

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng mềm cho viên chức hành chính trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM

1.4 Một số phương pháp bồi dưỡng kỹ năng mềm

1.4.3 Quan điểm Học tập suốt đời trong việc nâng cao kỹ năng mềm cho viên chức

hành chính

Để có thể phát triển kỹ năng, đầu tiên cần tác động vào nhận thức, từ đó hình thành thái độ, tiếp đó phải tác động vào hành vi để hình thành thói quen của người học. Tác động vào nhận thức để hình thành thái độ là việc có thể thực hiện trong lớp học, trong khi để tác động vào hành vi và hình thành thói quen thì địi hỏi thời gian rèn luyện và thực hành. Do thời lượng của lớp học thường hạn chế, thời gian cho thực hành kỹ năng cịn ít, thường thì chỉ một số học viên được yêu cầu thực hành trước lớp, trong khi nhu cầu thực hành phải đạt đến mức độ từng cá nhân. Cho nên, để phát triển KNM hiệu quả trong lớp học gặp rất nhiều hạn chế. Mặt khác, kỹ năng mềm thường xuất hiện trong các tình huống sống cụ thể vì vậy, điều kiện lớp học thường khó tái hiện. Để khắc phục hạn chế này, có thể đưa quan điểm học tập suốt đời vào quá trình học tập, bồi dưỡng KNM cho VCHC.

Học tập suốt đời mang tính tự nhận biết của bản thân người học, nó có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự nhiên hoặc diễn ra trong các hoạt động giáo dục có tổ chức sắp xếp. Quá trình học tập suốt đời năng động và linh hoạt do người học làm chủ [29]. Điều này rất phù hợp trong việc học tập và bồi dưỡng KNM cho VCHC. Để nâng cao KNM cho VCHC nhà trường cần tổ chức các khoá bồi dưỡng huấn luyện KNM, cung cấp tài liệu cho VCHC, đây chính là những hoạt động mang tính định hướng và tác động vào nhận thức của VCHC về tầm quan trọng của KNM, tạo điều kiện cho VCHC tìm hiểu và rèn luyện KNM. Kết hợp với việc vận dụng KNM vào thực tế cơng việc của VCHC, KNM có tác dụng rất lớn đến hiệu quả cơng việc nói chung, trong các điều kiện công việc cụ thể rất cần đến KNM phù hợp để có được kết quả tốt. Trong q trình làm việc, VCHC có nhiều cơ hội trải nghiệm từ đó nhận ra hiệu quả khi sử dụng KNM và giá trị của việc học tập, tìm hiểu và rèn luyện KNM. Đây chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy VCHC học tập, tìm hiểu và rèn luyện KNM một cách tự giác. Theo quan điểm học tập suốt đời: học tập trước tiên cần có mục đích cụ thể, từ mục đích đó con người có thể học tập từ mọi người xung quanh, ở mọi thời điểm dưới mọi hình thức và trong suốt cuộc đời. Áp dụng vào việc bồi dưỡng KNM, khi các

VCHC đặt ra mục tiêu nâng cao KNM, ngoài việc học tập kiến thức từ trên lớp còn phải biết tìm tịi học hỏi từ nhiều nguồn tài liệu, những người xung quanh, học từ nhưng người có kinh nghiệm và học bằng cách rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác…

Quan điểm học tập suốt đời hiện nay, ngày càng thể hiện được tầm quan trọng và tính phổ biến trong xã hội nước ta. Ngày 20 tháng 02 năm 2014 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 281/QĐ-TTg. Về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dịng họ, cộng đồng đến năm 2020” với mục tiêu chung là: Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dịng họ, cộng đồng thơng qua việc xây dựng và triển khai các mơ hình “Gia đình học tập”, “Dịng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập [36].

Vì vậy, ta có thể nói rằng trong giai đoạn hiện nayhọc tập, rèn luyện KNM theo quan điểm học tập suốt đời chính là phương thức phù hợp trong việc nâng cao KNM trong công việc cho VCHC trường ĐH SPKT TPHCM nói riêng và nâng cao KNM nói chung.

Kết luận chương 1

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy[35]. Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. 80% những thành tựu trong sự nghiệp được quyết định bởi những KNM và chỉ có 20% kỹ năng cứng. Ngồi những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm và để tiến bộ trong tổ chức. Thông qua việc phát huy tiềm năng, các cá nhân sẽ đóng góp vào sự thành cơng của tổ chức, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Vì vậy, việc nâng cao KNM cho VCHC trường ĐHSPKT là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng đội ngũ VCHC chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả cơng tác hành chính và xây dựng mơi trường công sở văn minh, hiện đại. Để làm được điều này, cần phải dựa trên điều kiện thực tế để phân tích, đánh giá về KNM của VCHC, cần phải tìm ra các u cầu về KNM trong cơng việc giúp cho VCHC ngày càng làm việc hiệu quả, môi trường công sở ngày càng trở nên chuyên nghiêp. Từ đó xây dựng nên các biện pháp để nâng cao KNM cho VCHC.

Chương 2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO VIÊN CHỨC HÀNH CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Nâng cao kỹ năng mềm cho viên chức hành chính trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)