Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM
1.3 Cơ sở của việc bồi dưỡng kỹ năng mềm cho viên chức hành chính
1.3.3 Các vấn đề lý luận về bồi dưỡng kỹ năng mềm cho viên chức hành chính
1.3.3.1 Tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho viên chức hành chính
KNM vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. KNM mang tính cá nhân đó là năng lưc của cá nhân. KNM cịn mang tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại địi hỏi mỗi cá nhân có những KNM thích hợp. Chẳng hạn KNM của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với KNM của các cá nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập. KNM của người miền núi khác với kỹ năng của người ở vùng nông thôn khác với kỹ năng của người sống ở thành phố. Nói cách khác, kỹ năng của một người là khả năng ứng xử, hành động theo những cách nhất định trong một môi trường cụ thể phù hợp với các điều kiện về kinh tế, xã hội, văn hóa mà người đó đang sống. Vì vậy, việc bồi dưỡng KNM cho đội ngũ VCHC để đáp ứng yêu cầu công việc trong điều kiện hiện nay là một việc làm rất thiết thực.
KNM chính là cơng cụ, là phương tiện để chúng ta “truyền tải” được kỹ năng cứng tới mọi người. Hay nói cách khác nhờ có KNM mà kỹ năng cứng của bạn được phát huy.
Ví dụ: 2 thư ký khoa cùng nắm vững qui định về chế độ chính sách của sinh viên và sử dụng kỹ năng giao tiếp để tiếp nhận yêu cầu của sinh viên, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên. Trong trường hợp này, kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp cho thư ký khoa thu nhận yêu cầu và chuyển tải thơng tin về chế độ chính sách để tư vấn cho sinh viên. Nếu một trong 2 thư ký khoa có kỹ năng giao
tiếp tốt hơn, thái độ nhiệt tình vui vẻ hơn người cịn lại thì sẽ nhanh chóng hiểu được nhu cầu của sinh viên và có biện pháp để thơng tin, tư vấn cho sinh viên tốt hơn người còn lại. Qua đây ta thấy được KNM rất quan trọng đối với mọi người. Trong khi kỹ năng chuyên mơn (kỹ năng “cứng”) là điều kiện cần thì KNM chính là điều kiện đủ để mỗi người đạt được thành công trong hoạt động của mình.
Con người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội. Khi được bồi dưỡng nâng cao KNM sẽ giúp con người chuyển tải những kiến thức, thái độ và giá trị thành hành động theo xu hướng tích cực và mang tính xây dựng. KNM yếu kém là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, làm giảm hiệu quả trong lao động. Bồi dưỡng KNM có thể thúc đẩy những hành vi tích cực của VCHC, giúp nâng cao chất lượng công việc và tạo nên môi trường làm việc hài hoà, lành mạnh. Đây là điều kiện cần cho một môi trường công sở văn minh hiện đại đáp ứng yêu cầu tiếp xúc với nhiều nền văn hoá vùng miền cũng như hội nhập quốc tế của nhà trường hiện nay.
Trong đội ngũ VCHC, mỗi cá nhân đều có những phẩm chất riêng và cần được tạo điều kiện để có thể phát huy một cách tốt nhất những phẩm chất của mình. Song song với phát triển các kiến thức và kỹ năng chuyên môn. VCHC muốn trở nên chuyên nghiệp cần được trang bị các KNM phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc. Muốn đạt được kết quả tốt trong công việc, trước tiên mỗi người chúng ta cần hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình, cần phải có tầm nhìn và mục tiêu cá nhân cũng như nhận thức được tầm nhìn và mục tiêu của tập thể. Từ đó mỗi người sẽ vận dụng các kiến thức, kỹ năng để làm việc, giao tiếp, ứng xử xã hội ... để đạt được các mục tiêu cá nhân hay tập thể đề ra. Có nhiều cách để vận dụng kiến thức, kỹ năng …nhưng cá nhân, tập thể nào có cách thức vận dụng hiệu quả, nhanh chóng, đỡ tốn cơng sức chi phí, đạt được kết quả cao thì cá nhân đó, tập thể đó sẽ nhanh chóng đạt được thành cơng. Việc trang bị các KNM phù hợp cho VCHC Trường ĐHSPKT chính là nâng cao khả năng vận dụng tri thức để VCHC thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Cũng là một trong những biện pháp để chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá hoạt động của đội ngũ VCHC.
Nâng cao KNM cho VCHC trường ĐHSPKT đang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường đại học ngày càng cao và thực hiện thí điểm tự chủ đại học. Cần phải khơng ngừng nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo và hiệu quả trong công tác quản trị đại học. Có thể nói trong điều kiện hiện nay, KNM chính là điều kiện đủ đối với sự phát triển cá nhân cũng như thành công của tổ chức. KNM đóng một vai trị quan trọng và thực sự cần thiết. trong xã hội hiện nay.
1.3.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỹ năng mềm cho viên chức hành chính
➢ Nhân tớ khá ch quan: là những yếu tố bên ngoài tác đô ̣ng vào quá trình rèn luyện kỹ năng của VCHC. Nó bao gồm các nhân tố chính như : chính sách đào tạo của nhà nước và cơ chế bồi dưỡng của nhà trường.
➢ Nhân tố chủ quan: là những yếu tố bên trong như nhâ ̣n thức của VCHC về kỹ năng mềm, tầm quan tro ̣ng của kỹ năng mềm, cũng như ý thức của các ba ̣n trong việc rèn luyê ̣n kỹ năng mềm.
Việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới viê ̣c rèn luyê ̣n kỹ năng mềm nhằm chỉ ra những tác đô ̣ng tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan . Từ đó giúp nhà trường cũng như các VCHC có những đi ̣nh hướng cũng như giải pháp nhằm ha ̣n chế những tác đô ̣ng tiêu cực, tâ ̣n du ̣ng và phát huy những ảnh hưởng tích cực.