Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 50 - 53)

b. Các mục tiêu khác

2.1.1.3. Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế năm

trong hợp đồng quốc tế năm 2005

Theo Công ước, các quy định pháp lý hiện hành về giao dịch điện tử như Luật mẫu về thương mại điện tử và Luật mẫu về chữ ký điện tử đã được bổ sung và tăng cường.

Với việc ban hành Công ước, các trở ngại đối với việc sử dụng thông tin điện tử trong giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, buôn bán quốc tế thông qua công nghệ mới như thư điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử và sử dụng mạng Internet đã bị loại bỏ.

Công ước khẳng định các tiêu chuẩn để đảm bảo giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn bản giấy và văn bản điện tử trong các giao dịch quốc tế, sao cho các hợp đồng được thương lượng và ký kết thông qua thông tin điện tử

đều có giá trị và hiệu lực thi hành tương đương với các hợp đồng thương lượng truyền thống.

Theo đó, Cơng ước được áp dụng đối với việc sử dụng giao dịch điện tử liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại những quốc gia khác nhau.

Tại Điều 4 Công ước đưa ra định nghĩa về giao dịch điện tử, đó là giao dịch (thông báo, tuyên bố, yêu cầu hoặc đề nghị, bao gồm cả chào hàng và chấp nhận chào hàng, mà các bên được yêu cầu đưa ra hoặc tự đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện một hợp đồng) mà các bên thực hiện dưới dạng thơng điệp dữ liệu. Cịn thông điệp dữ liệu được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận hoặc được lưu trữ bằng phương tiện điện tử, từ, quang hay phương tiện tương tự, bao gồm nhưng không giới hạn ở trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện báo, telex hoặc telecopy.

Công ước cũng thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử (Điều 8). Theo đó, một giao dịch hoặc hợp đồng sẽ khơng bị phủ nhận giá trị hoặc hiệu lực pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng giao dịch điện tử. Đồng thời đưa ra các yêu cầu về hình thức tại Điều 9, cụ thể là:

1. Công ước này không yêu cầu một giao dịch hoặc hợp đồng phải được làm hoặc chứng minh dưới một hình thức cụ thể nào.

2. Trường hợp pháp luật yêu cầu một giao dịch hay hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản, hoặc đề ra những hệ quả đối với trường hợp chúng không được thể hiện ở hình thức văn bản, thì giao dịch điện tử đáp ứng u cầu đó nếu thơng tin chứa trong giao dịch điện tử có thể truy cập được để sử dụng về sau.

3. Trường hợp pháp luật yêu cầu giao dịch hay hợp đồng phải có chữ ký của một bên, hoặc đề ra những hậu quả khi khơng có chữ ký, thì một giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu này nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Một phương pháp đã được sử dụng để xác định bên đó và chỉ ra sự chấp thuận thông tin chứa trong giao dịch điện tử của bên đó; và

b) Phương pháp này:

i) đủ tin cậy cho mục đích tạo ra và trao đổi giao dịch điện tử đó xét tới mọi bối cảnh và thỏa thuận liên quan; hoặc

ii) có thể chứng minh trong thực tế, bằng chính phương pháp đó hoặc với các chứng cớ bổ sung, là phương pháp này hội đủ những chức năng được nêu tại điểm a)

4. Trường hợp pháp luật yêu cầu giao dịch hay hợp đồng phải được xuất trình hay lưu trữ ở dạng bản gốc, hoặc đề ra những hậu quả khi khơng có bản gốc, một giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu này nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính tồn vẹn của thơng tin chứa trong giao dịch điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là giao dịch điện tử hay dạng khác.

b) Thông tin chứa trong giao dịch điện tử có thể hiển thị được khi cần thiết.

5. Với các quy định tại khoản 4 a):

a) Tiêu chí đánh giá tính tồn vẹn là thơng tin cịn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi xảy ra khi chấp thuận, trao đổi, lưu trữ và hiển thị giao dịch điện tử.

b) Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thơng tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan [15].

Công ước cũng đưa ra các quy định chung về thời điểm, địa điểm gửi và nhận giao dịch điện tử, lời mời tham gia chào hàng, cung cấp các điều khoản của hợp đồng hay lỗi trong giao dịch điện tử.

Với những quy định mang tính nền tảng đó, Cơng ước được đánh giá là một cơng cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng cường hoạt động mua bán quốc tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)