b. Các mục tiêu khác
1.7. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ 1 Định nghĩa đấu thầu điện tử
1.7.1. Định nghĩa đấu thầu điện tử
Trên thế giới mặc dù đã có nhiều nước thành công trong việc triển khai xây dựng hệ thống đấu thầu qua mạng (đấu thầu điện tử) nhưng một định nghĩa rõ ràng cho đấu thầu điện tử hiện vẫn chưa được thống nhất. Có thể nói,
một trong những định nghĩa phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa về đấu thầu điện tử của nhóm liên ngân hàng phát triển MDB (Multilateral Development Bank), theo đó: "Đấu thầu điện tử là việc Chính
phủ ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện các giao dịch về mua sắm trực tuyến qua mạng internet".
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (nay là Cục Quản lý đấu thầu) thì đấu thầu điện tử được hiểu là:
Các bước của quá trình đấu thầu cũng diễn ra như các bước của đấu thầu truyền thống mà chúng ta đã biết. Chỉ có điều một số bước trong đó là được điện tử hóa, giảm bớt sự can thiệp chủ quan của con người. Cịn về các nhà thầu thì chỉ cần họ có khả năng truy cập internet và tất nhiên là họ phải có hiểu biết tối thiểu về công nghệ thông tin để nộp thầu. Nói chung về mặt hạ tầng công nghệ thơng tin đối với các nhà thầu thì khơng có điều gì lớn [13].
Như vậy, có thể nói, đấu thầu điện tử chính là việc ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ.
Tại nhiều quốc gia đang phát triển, Chính phủ là người mua lớn nhất của nền kinh tế quốc dân. Sử dụng công cụ điện tử nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quy trình mua sắm cơng được đánh giá là một trong những yếu tố cốt lõi của cải cách trong mua sắm cơng nói riêng và cải cách trong khu vực cơng nói chung. Lợi ích của việc thực hiện đấu thầu điện tử trong mua sắm công hay lợi ích của mua sắm chính phủ điện tử (e-GP) phù hợp với mục tiêu của