MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀ PHILIPPIN TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 83 - 86)

b. Các mục tiêu khác

3.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀ PHILIPPIN TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN Ở VIỆT NAM

3.1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC VÀ PHILIPPIN TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

3.1.1. Hàn Quốc

Nhiều quốc gia trên thế giới coi đổi mới trong lĩnh vực mua sắm công là một trong những khâu quan trọng của đổi mới Chính phủ. Lý do là bởi trong việc thực thi chính sách của Chính phủ, mua sắm cơng ln địi hỏi sự minh bạch và hiệu quả cao.

Trong thực tế, hoạt động mua sắm công được triển khai ở mọi lĩnh vực từ mua sắm hàng hóa đến xây lắp với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp. Để tham gia vào hoạt động mua sắm công (đấu thầu), các bên liên quan tốn kém khá nhiều chi phí và thời gian cho việc đi lại và in ấn tài liệu, đó là chưa kể đến yếu tố cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu thầu không được đảm bảo triệt để.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia nhanh chóng có sự thay đổi mang tính đột phá trong cải cách phương thức mua sắm cơng, điển hình là sự ra đời và hoạt động hiệu quả của hệ thống đấu thầu điện tử (KONEPS).

Năm 1997, Cục Mua sắm công Hàn Quốc (PPS) bắt đầu triển khai nghiên cứu đấu thầu điện tử song song với một loạt các hệ thống khác như hệ thống trao đổi tài liệu điện tử, cửa hàng trực tuyến (shopping mall), thanh toán điện tử và bảo lãnh điện tử nhằm phục vụ cho hệ thống đấu thầu điện tử. Năm 2002, hệ thống đấu thầu điện tử của Hàn Quốc - KONEPS (Korea

Online E-Procurement System) chính thức ra mắt và mọi tổ chức công từ Trung ương tới địa phương đều có thể tiếp cận. Thơng qua KONEPS, tất cả quy trình đấu thầu từ đăng tải thơng báo mời thầu, ký kết hợp đồng đến thanh tốn đều được tự động hóa hồn tồn. Khơng những thế, KONEPS cịn được xem là dịch vụ một cửa (one-stop service) nhờ có sự liên kết với hơn 80 hệ thống bên ngoài của các cơ quan nhà nước và tư nhân như thuế, ngân hàng, công ty chứng thực số (CA), công ty bảo lãnh, hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc [43]… Khi đã đăng ký vào KONEPS, nhà thầu có thể tham gia vào tất cả các gói thầu sau này và kiểm tra các thơng tin liên quan đến gói thầu đó.

Năm 2004, PPS mở rộng dịch vụ thông tin khách hàng dựa vào phương pháp CRM, đặt nền tảng cho môi trường mạng phổ biến trong mua sắm chính phủ. Khơng lâu sau đó, năm 2005, là sự khởi đầu của một dịch vụ điện thoại di động, trong đó cho phép các nhà cung cấp có thể lấy thơng tin và tham gia đấu thầu thông qua các thiết bị di động như PDA. Trong năm 2006, KONEPS được kết nối với hệ thống kế toán ngân sách kỹ thuật số (dBrain) để cung cấp một dịch vụ tích hợp đối với mua sắm liên quan đến việc dùng ngân sách để thanh toán. Trong năm 2008, hệ thống e-bidding, thành phần lõi của KONEPS được tách từ hệ thống phối hợp trung ương với mục đích bảo đảm an ninh và tính ổn định của hệ thống. Ngồi ra, PPS cịn tái cấu trúc các menu người dùng trong KONEPS để làm cho nó thân thiện hơn và mở rộng các dịch vụ thông báo tin nhắn SMS để cung cấp cho khách hàng các thông tin theo thời gian thực tế.

Theo thống kê, tính đến hết năm 2008, số lượng tổ chức công và doanh nghiệp đăng ký vào KONEPS lần lượt là 39.000 và 152.000 đơn vị với giá trị giao dịch lên tới 63 tỷ USD [43], đưa KONEPS trở thành một trong những "chợ ảo" lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, để xây dựng được KONEPS, PPS gặp phải khơng ít khó khăn. Trước hết ngay trong nội bộ PPS nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về tính

khả thi của dự án: Liệu cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin của Hàn Quốc có đáp ứng được yêu cầu? Đấu thầu điện tử có hạn chế chức năng và giảm vai trò của PPS. Chưa kể đến là phải có sự ủng hộ và thống nhất cao của các cơ quan ban, ngành thuộc Chính phủ nhằm tạo ra một hệ thống tích hợp. Khung pháp lý cũng cần phù hợp với hệ thống đấu thầu điện tử. Thêm vào đó là sự do dự của các tổ chức cơng và nhà thầu vì hệ thống này hồn toàn mới trong khi họ đã quen với phương thức đấu thầu truyền thống dựa trên giấy tờ.

Để giải quyết những khó khăn trên, PPS đã thành lập Ủy ban hỗ trợ KONEPS bao gồm 10 cơ quan chính phủ như Bộ Kinh tế và Tài chính, Bộ Thơng tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Ngân sách.... Thơng qua đó, một loạt thay đổi đã được thực hiện. Trước tiên phải kể đến là việc sửa đổi quy định về đấu thầu mua sắm công và các quy định liên quan phù hợp với hệ thống đấu thầu điện tử. Bên cạnh đó, KONEPS được liên kết với 54 đơn vị ngoài hệ thống như các công ty bảo lãnh, chứng thực số, hiệp hội công nghiệp [43] …

Để giải quyết trong nội bộ, PPS nhấn mạnh vào vai trò và chức năng mới khi KONEPS được triển khai, với nhận thức: "không đổi mới và minh bạch, PPS sẽ không tồn tại"; đồng thời đề ra mục tiêu rõ ràng: xây dựng KONEPS thành hệ thống đấu thầu điện tử hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, PPS tổ chức các chiến dịch truyền thơng và các khóa đào tạo trên tồn quốc nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng đối với hệ thống đấu thầu mới. PPS nhấn mạnh vào lợi ích mà hệ thống mới mang lại: minh bạch và hiệu quả cao hơn, an ninh mạng được đảm bảo do hệ thống sử dụng chữ ký số và mã hóa thơng tin.

Và từ khi đi vào hoạt động đến nay, kết quả mà KONEPS mang lại thực sự rõ rệt. Hàng năm PPS tiết kiệm được gần 4,5 tỷ USD, trong đó tiết kiệm của doanh nghiệp tư nhân chiếm 90%. Cụ thể, tiết kiệm 4,1 tỷ USD cho thời gian và chi phí đi lại; 0,4 tỷ USD từ việc loại bỏ giấy tờ theo quy trình

đấu thầu truyền thống. KONEPS cịn giúp PPS ngăn chặn các vụ việc tham nhũng phát sinh trong quá trình tổ chức đấu thầu [43].

Kể từ khi triển khai hệ thống đấu thầu điện tử, KONEPS được chọn là mơ hình mẫu mực cho đấu thầu tại diễn đàn chống tham nhũng của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2004. Năm 2006, KONEPS cịn giành giải thưởng cơng nghệ thơng tin xuất sắc tồn cầu do Liên minh Dịch vụ và công nghệ thông tin thế giới trao tặng. Điều này đồng nghĩa với việc KONEPS trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về đấu thầu điện tử.

Thành công của KONEPS cịn góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Việc ứng dụng chữ ký số và công nghệ mã hóa của KONEPS đã thúc đẩy phát triển hạ tầng giao dịch điện tử. Công nghệ và kinh nghiệm triển khai thương mại điện giúp thu hẹp khoảng cách số giữa các tập đoàn và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)