Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 46 - 49)

b. Các mục tiêu khác

2.1.1.1. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử năm

Nhận thấy sự cần thiết phải ban hành một đạo luật mẫu về thương mại điện tử mà tất cả các quốc gia, các hệ thống pháp luật, các nền kinh tế và xã hội khác nhau cũng có thể tham gia, đồng thời phát triển hài hịa các quan hệ kinh tế quốc tế, năm 1996, Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo và thông qua Luật mẫu về thương mại điện tử. Theo đó, Luật mẫu có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các quốc gia trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của nước mình.

Việc UNCITRAL thông qua Luật mẫu về thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho tất cả các quốc gia trên thế giới hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy và ban hành các đạo luật còn thiếu trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Luật mẫu được soạn thảo dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản:

- Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;

- Tự do thỏa thuận hợp đồng;

- Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử; - Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp đồng; những địi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải được tôn trọng;

- Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: Luật chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thỏa mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định;

- Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước.

Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại. Tại Điều 2 của Luật đưa ra định nghĩa về thông điệp dữ liệu, đó là "thơng tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự, và bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax".

Theo quy định tại Điều 5 của Luật mẫu thì "hiệu lực pháp lý, tính giá trị hoặc hiệu lực thi hành của thông tin không thể bị phủ nhận chỉ vì lý do thơng tin ấy được thể hiện dưới dạng một thông điệp dữ liệu". Như vậy, nói một cách khác, Luật mẫu thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch thương mại điện tử, thể hiện ở các khía cạnh:

- Có thể thay thế văn bản giấy; - Có giá trị như bản gốc;

- Có giá trị lưu trữ và chứng cứ;

- Xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu.

Luật mẫu đưa ra quy định về chữ ký tại Điều 7, đó là:

1. Trong trường hợp pháp luật địi hỏi phải có chữ ký của một người nào đó, thì một thơng điệp dữ liệu được coi là đáp ứng địi hỏi ấy nếu:

a. Có sử dụng một phương pháp nào đó để xác minh được người ấy và chứng tỏ được sự phê chuẩn của người ấy đối với thông tin hàm chứa trong thơng điệp dữ liệu đó; và

b. Phương pháp ấy là đủ tin cậy với nghĩa là thích hợp cho mục đích mà theo đó thơng điệp dữ liệu ấy đã được tạo ra và truyền đi, tính đến tất cả các tình huống, bao gồm cả các thỏa thuận bất kỳ có liên quan.

2. Đoạn (1) được áp dụng dù địi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ quả pháp lý đối với việc thiếu chữ ký.

3. Các quy định tại Điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây:

Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi thơng tin phải được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng bản gốc, thì một thơng điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu:

(a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính tồn vẹn của thơng tin kể từ lúc nó lần đầu được tạo ra dưới dạng hoàn chỉnh như một thông điệp dữ liệu hoặc theo cách khác; và

(b) Khi có địi hỏi thơng tin ấy phải được xuất trình, thì thơng tin có khả năng hiện thị cho người mà nó cần thiết phải hiển thị.

Đoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có

quy định các hệ quả pháp lý đối với thơng tin khơng được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng bản gốc.

Để đáp ứng phân đoạn (a) của đoạn (1):

(a) Các tiêu chuẩn thẩm định tính tồn vẹn là thơng tin vẫn cịn hồn chỉnh và khơng bị thay đổi, không kể các bổ sung do bất kỳ lần ký nào sau đó và bất kỳ sự thay đổi nào phát sinh ra trong tiến trình bình thường của việc truyền gửi, lưu trữ và hiển thị;

(b) Tiêu chuẩn đủ tin cậy theo đòi hỏi phải được đánh giá căn cứ vào mục đích mà theo đó thơng tin đã được tạo ra, tính tới tất cả các tình huống có liên quan [27].

Ngồi ra, Luật mẫu về thương mại điện tử cịn đưa ra các quy định về giá trị chứng cứ của các thông điệp dữ liệu, lưu giữ các thông điệp dữ liệu, truyền gửi các thông điệp dữ liệu, sự công nhận của các bên đối với thông điệp dữ liệu, thời điểm và địa điểm gửi và nhận các thơng điệp dữ liệu…Đây là các quy định mang tính ngun tắc, trên cơ sở đó các quốc gia sẽ cụ thể hóa vào pháp luật của nước mình trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)