Pháp luật về đấu thầu điện tử của Vƣơng quốc Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 53 - 54)

b. Các mục tiêu khác

2.1.2. Pháp luật về đấu thầu điện tử của Vƣơng quốc Anh

Vương quốc Anh là một trong các nước thành viên Châu Âu chịu ảnh hưởng lớn và đã nội luật hóa hầu hết các quy định trong các Chỉ thị của cộng đồng Châu Âu liên quan đến quá trình đấu thầu và việc sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình đấu thầu. Theo các Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (EU), việc sử dụng phương tiện điện tử để trao đổi thơng tin trong q trình đấu thầu được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Việc sử dụng các phương tiện điện tử có giá trị ngang bằng với các phương tiện giao tiếp và trao đổi thông tin truyền thống. Các định nghĩa "viết" hay "văn bản" trong các Chỉ thị được thay đối thành "có thể bao gồm thơng tin được truyền tải và lưu trữ bằng phương tiện điện tử" (các Chỉ thị thừa nhận giá trị của phương tiện điện tử ngang bằng với phương tiện truyền thống là văn bản).

- Cho phép sử dụng phương tiện điện tử để trao đổi thông tin theo thủ tục mua sắm thông thường đã được quy định chuẩn mực trên giấy. Hơn nữa, một số điều kiện cụ thể được thực hiện theo Chỉ thị để sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình đấu thầu (Chỉ được sử dụng phương tiện điện tử đối với thủ tục mua sắm đã được quy định chuẩn mực trên giấy).

- Việc sử dụng phương tiện điện tử để trao đổi thông tin trong quá trình mua sắm là cơng nghệ trung lập theo ý nghĩa là nó khơng u cầu việc sử dụng công nghệ cụ thể, chỉ là công nghệ sử dụng có thể tương thích với cơng nghệ được sử dụng ở các nước thành viên khác (Không yêu cầu phương tiện điện tử sử dụng một cơng nghệ cụ thể nào đó).

- Việc lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để trao đổi thông tin trong quá trình đấu thầu là tùy thuộc vào cơ quan có quyền trao hợp đồng.

Các Chỉ thị quy định rõ ràng rằng cơ quan có quyền trao hợp đồng (chủ đầu tư) có thể yêu cầu việc sử dụng công cụ điện tử để tiếp cận tài liệu và đệ trình các đề xuất.

Nói một cách khác, các chỉ thị của Liên minh Châu Âu đặt ra khung pháp lý chung cho việc sử dụng phương tiện điện tử trong mua sắm công. Trên cơ sở đó, các quốc gia thành viên xây dựng các quy định của pháp luật quốc gia trong lĩnh vực này.

2.1.2.1. Luật về quyền tự do thông tin năm 2000 (Freedom of

Information Act 2000)

Luật về quyền tự do thông tin năm 2000 (Freedom of Information Act 2000) có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. Luật này quy định rõ ràng các quyền theo luật định mà bất kỳ người dân nào cũng được áp dụng để tiếp cận thông tin do các cơ quan thuộc khu vực công cung cấp cùng với một chế tài thực thi các quyền này một cách mạnh mẽ. Các quy định chính của Luật là: quyền tổng quát của một công dân được tiếp cận thông tin do cơ quan công cộng cung cấp trong q trình thực hiện chức năng cơng cộng của họ, tùy thuộc vào điều kiện nhất định và có miễn trừ. Trong hầu hết các trường hợp thông tin được miễn tiết lộ nơi cơng cộng nếu có một nhiệm vụ gắn liền với nhà cầm quyền ở nơi đó, trong tầm kiểm sốt của các cơ quan cơng cộng, trong trường hợp này, lợi ích cơng cộng được đặt lên trên và được miễn trừ đối với mọi câu hỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)