Tăng cƣờng cạnh tranh trong đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 35 - 36)

b. Các mục tiêu khác

1.6.2. Tăng cƣờng cạnh tranh trong đấu thầu

Một trong những yếu tố đạt được hiệu quả của công tác đấu thầu là phải bảo đảm được quy luật cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Trong hoạt động đấu thầu nói chung và cơng tác đấu thầu của Việt Nam nói riêng, mục tiêu cạnh tranh đang ngày càng được tăng cường. Có cạnh tranh thì mới có động lực để sáng tạo, cải tiến, kích thích người mua (bên mời thầu) đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trong hồ sơ mời thầu) và người bán (nhà thầu) cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượng của hàng hóa, cơng trình, dịch vụ. Một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm được cạnh tranh trong đấu thầu đó là việc tạo ra sự mâu thuẫn lợi ích" hay "xung đột lợi ích". Xung đột lợi ích trong đấu thầu có thể hiểu một cách nơm na rằng chủ đầu tư, bên mời thầu luôn mong muốn "nhanh, bền, tốt, rẻ" trong khi đó, nhà thầu thì ln muốn "làm ít, hưởng nhiều" và có nhiều hợp đồng. Tuy vậy, do hoạt động đấu thầu là việc chi dùng tiền Nhà nước nên việc mong muốn của các chủ thể tuy là chính đáng song khơng thể tùy tiện mà cần theo quy định. Như vậy, khi có sự xung

đột lợi ích giữa các bên sẽ tạo ra động lực cạnh tranh giữa chủ đầu tư, bên mời thầu và các nhà thầu để đạt được sự cân bằng về lợi ích thì cuộc đấu thầu sẽ diễn ra và hàng hóa, dịch vụ, cơng trình được cung cấp sẽ bảo đảm về chất lượng. Bên cạnh đó, giữa các nhà thầu cũng phải có sự cạnh tranh để giành lấy được hợp đồng và đó sẽ là điều kiện để kích thích các nhà thầu phát huy sáng tạo, cải tiến biện pháp thi công, cải tiến công nghệ...

Để thực hiện mục tiêu này, bên mời thầu phải tạo mọi điều kiện để các nhà thầu có cơ hội tham dự đấu thầu. Điều này được thể hiện trên nhiều khía cạnh được đổi mới trong Luật Đấu thầu so với Quy chế đấu thầu trước đây, cụ thể là:

- Ngay từ giai đoạn lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, việc phân chia công việc phải thực hiện đấu thầu hành các gói thầu đã phải tính đến việc tăng khả năng cạnh tranh;

- Thông tin về đấu thầu, thông báo mời thầu phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu;

- Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu được kéo dài tới trước thời điểm đóng thầu để nhiều nhà thầu có cơ hội tham gia đấu thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)