b. Các mục tiêu khác
2.1. PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƢỚC
Xét trên khía cạnh thực hiện, đấu thầu điện tử chỉ là việc chuyển từ quy trình thực hiện mua sắm truyền thống sang thực hiện trên mạng internet, trong đó các nội dung chủ yếu của quy trình mua sắm khơng thay đổi, chỉ có phương pháp thực hiện là khác đi. Do đó, pháp luật về đấu thầu điện tử (hay khung pháp lý cho đấu thầu điện tử) có thể được xem xét theo hai khía cạnh, một liên quan đến mua sắm qua mạng và một liên quan đến thương mại điện tử. Tác giả xin tập trung vào khía cạnh pháp lý liên quan đến thương mại điện tử để nghiên cứu pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước trên thế giới.
Các văn bản pháp luật về thương mại điện tử là tổng thể các quy tắc hàm chứa trong luật và các văn bản dưới luật, điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở phạm vi từng quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử chỉ đưa ra những nội dung cơ bản liên quan đến những đặc trưng của thương mại điện tử mà thương mại truyền thống khơng có nhằm tạo ra một môi trường pháp lý cho thương mại điện tử hoạt động có hiệu quả hơn.
Hệ thống văn bản pháp luật về thương mại điện tử có các tác dụng chính sau:
- Tạo nên một hệ thống luật lệ thống nhất cho các giao dịch thương mại điện tử;
- Đem lại niềm tin cho các bên tham gia; - Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.
Theo các nghiên cứu trên thế giới hiện nay, để có thể triển khai ứng dụng thương mại điện tử, một quốc gia cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến 5 vấn đề sau:
- Thừa nhận các thông điệp dữ liệu là hợp pháp
- Quy định kỹ thuật về chữ ký số nhằm đảm bảo tính tin cậy, tồn vẹn của thông tin được trao đổi trong thương mại điện tử
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử - Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
- Xử lý tranh chấp và các vi phạm, tội phạm trong thương mại điện tử