Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 78 - 83)

b. Các mục tiêu khác

2.2.2.2. Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm

Từ năm 2005, song song với tờ Thông tin đấu thầu, đấu thầu điện tử trong mua sắm cơng cũng bắt đầu hình thành trên cơ sở trang thơng tin điện tử về đấu thầu tại địa chỉ http://dauthau.mpi.gov.vn với các nội dung thông tin được đăng tải như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, tổ chức và cá nhân vi phạm bị xử lý.... Cơ quan quản lý website là Vụ Quản lý Đấu thầu, nay là Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đồng thời khuyến khích các chủ đầu tư, bên mời thầu đăng tải công khai thông tin, chuyển tin trực tuyến qua trang web này. Đây là những nền móng đầu tiên tiến tới đấu thầu qua mạng.

Tiếp đó, trên cơ sở kết quả sau nhiều năm nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của nước ngồi thơng qua nhiều hoạt động cụ thể như: cử cán bộ tham dự các hội thảo, diễn đàn quốc tế về đấu thầu điện tử; tổ chức các đoàn nghiên cứu và khảo sát về đấu thầu qua mạng tại nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Singgapore, Thái Lan, Philippines, Úc, Trung Quốc… và tổ chức các hội thảo quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm triển khai đấu thầu qua mạng, nắm bắt xu thế của việc cải cách hệ thống mua sắm công của hầu hết các quốc gia là triển khai đấu thầu điện tử, Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ và dự kiến sẽ trình phê duyệt trong quý I/2010.

Ngoài ra, theo các báo cáo về kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số các quốc gia đã triển khai đấu thầu qua mạng, nhiều nước đã thành công và gặt hái được thành tựu đáng kể như Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Úc…Tuy nhiên, cũng có những nước đã phải tuyên bố thất bại do hệ thống được xây dựng không phù hợp với yêu cầu của người sử dụng như Niu-Di-Lân.

Căn cứ theo kết quả nghiên cứu, khảo sát, mơ hình đấu thầu qua mạng của Hàn Quốc (KONEPS) được đánh giá là đầy đủ và thành công nhất thế

giới với nhiều ghi nhận của các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc (UN), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng châu Á (ADB)… Minh chứng là năm 2003, KONEPS nhận giải thưởng cao nhất về dịch vụ công do UN bình chọn. Năm 2004, OECD trao giải Nhà cung cấp dịch vụ chính phủ điện tử tốt nhất cho KONEPS; năm 2006 là giải thưởng xuất sắc về công nghệ thơng tin tồn cầu dành cho lĩnh vực cơng tại Hội nghị Công nghệ thông tin thế giới lần thứ 15 [43]. Trên cơ sở tiếp thu những thông tin về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại này, việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ của hệ thống đã thành công như KONEPS là lựa chọn mang tính khả thi cao trong thời điểm hiện nay.

Xuất phát từ những lý do đó, Cục Quản lý Đấu thầu đã tiến hành hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) để triển khai dự án xây dựng hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm với mong muốn nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, đảm bảo mục tiêu minh bạch, cạnh tranh, công bằng và hiệu quả trong mua sắm công.

Dự án xây dựng hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm có mục tiêu là xây dựng hệ thống đấu thầu lõi (e-bidding) và vận hành thử nghiệm, là giai đoạn đầu của quá trình phát triển hệ thống toàn diện. Đây cũng là bước quyết định để có được hệ thống đấu thầu qua mạng hiệu quả ở Việt Nam.

Ngày 04/9/2009 vừa qua, sau 8 tháng triển khai, Cục Quản lý đấu thầu - Bộ KH&ĐT và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã thực hiện bàn giao Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm (EPPS).

Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm (EPPS) được triển khai theo công nghệ của Hàn Quốc và được tối ưu hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Trong giai đoạn thử nghiệm, EPPS sẽ phát triển hợp phần e-bidding (đấu thầu điện tử). Đây là hợp phần cốt lõi phục vụ cho công tác đấu thầu chuyên nghiệp, đảm bảo tối đa hiệu quả và tính minh bạch. Theo

đó, một loạt các quy trình đấu thầu truyền thống dựa trên giấy tờ sẽ được thay thế bằng quy trình tự động hóa trên máy tính như đăng tải thơng báo mời thầu, hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đăng tải kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu…

Thực hiện vai trò là cửa sổ duy nhất trong mua sắm công, nhà thầu chỉ với một lần đăng ký có thể tham gia được tất cả các gói thầu của bên mời thầu. Như vậy đồng nghĩa với việc tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và tránh được rủi ro trong quá trình đi mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu. Một thực tế đang diễn ra là nhiều nhà thầu khá vất vả trong việc mua hồ sơ mời thầu mặc dù là đấu thầu rộng rãi. Một số bên mời thầu viện mọi lý do để từ chối bán hồ sơ mời thầu: hết hồ sơ, chưa kịp in, khơng có trong danh sách đăng ký trước nên khơng bán… Thậm chí cịn xảy ra trường hợp đe dọa nhà thầu đến mua hồ sơ mời thầu ở khu vực bên ngoài địa điểm bán hồ sơ.

Một đặc điểm đáng lưu ý của EPPS là khả năng bảo mật cao. Dữ liệu chuyển tải trên hệ thống được đảm bảo an tồn tuyệt đối về tính bảo mật nhờ áp dụng công nghệ chứng thực số (CA) cho phép mã hóa và giải mã dữ liệu sử dụng cặp khóa chung và khóa riêng (khóa bí mật). Bên mời thầu và nhà thầu khi tham gia vào hệ thống, bắt buộc phải đăng ký chứng thực số (CA) - khóa riêng. Khi đăng tải hồ sơ mời thầu, bên mời thầu cũng đồng thời cung cấp khóa chung cho nhà thầu. Nhà thầu lập hồ sơ dự thầu xong sẽ mã hóa hồ sơ dự thầu bằng khóa riêng được cấp ban đầu và ký bằng khóa chung - được cấp cùng với hồ sơ mời thầu do bên mời thầu tạo ra. Việc ký bằng khóa chung này cho phép bên mời thầu mở được hồ sơ dự thầu (giải mã các hồ sơ dự thầu) với khóa riêng phù hợp (nằm trong cặp khóa chung - khóa riêng của gói thầu đó). Trong giai đoạn thử nghiệm EPPS sẽ triển khai 3 hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu áp dụng cho các gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC, có bao gồm cả bước sơ tuyển.

Trong q trình triển khai phân tích và thiết kế hệ thống EPPS, vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là một trở ngại khá lớn. Mặc dù Việt Nam đã có hành lang pháp lý về giao dịch điện tử là Luật Giao dịch Điện tử ban hành năm 2005 và các nghị định hướng dẫn thi hành, song đến nay vẫn chưa có tổ chức chứng thực số cơng cộng (CA) phục vụ giao dịch điện tử. Hiện tại, mới có một số tổ chức, doanh nghiệp triển khai hệ thống CA nội bộ dùng riêng, như Ngân hàng Nhà nước, Ban Cơ yếu Chính phủ, Cơng ty Điện toán và truyền số liệu VDC, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng ACB, Công ty VASC và mới đây nhất là Bộ Tài chính. Do vậy, trong giai đoạn thử nghiệm EPPS, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đảm nhận cả chức năng cấp chứng thực số cho chủ đầu tư và nhà thầu (ở Hàn Quốc là các công ty độc lập chuyên cung cấp CA riêng). Khó khăn nữa là cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành chưa liên kết được với nhau. Việc liên kết được cơ sở dữ liệu là vô cùng cần thiết vì như vậy, bên mời thầu sau khi tham gia vào EPPS có thể tìm hiểu ngay được thực trạng của nhà thầu từ tình hình tài chính, nghĩa vụ nộp thuế, tồn tại hay đã giải thể…

Theo kế hoạch, EPPS được triển khai giai đoạn 1 trong 3 năm (2009 - 2011) tại 3 đơn vị thử nghiệm là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam. Đây là các đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, đối tượng mua sắm ở các đơn vị này cũng phong phú và đa dạng. Hiện tại, Cục Quản lý đầu tư đang đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo về đấu thầu qua mạng cho 3 đơn vị nói trên. Ngồi ra, các đơn vị khác quan tâm cũng có thể tham gia vào hệ thống thử nghiệm này thông qua địa chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn hoặc http://publicprocurement.mpi.gov.vn.

Sau khi triển khai thử nghiệm thành công, EPPS sẽ được triển khai trên toàn quốc và tiếp tục phát triển giai đoạn 2 (2011 - 2015) mở rộng hệ thống với các chức năng e-shopping (mua sắm điện tử), e-contracting (quản lý hợp đồng điện tử), e-payment (thanh toán điện tử) và áp dụng từng bước với các đơn vị có chức năng mua sắm (chủ đầu tư, bên mời thầu) trong cả nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Để xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống đấu thầu điện tử, điều quan trọng là phải thiết lập được khung pháp lý phù hợp cho hoạt động của hệ thống này. Chính phủ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rất rõ vai trị và tính cấp thiết của vấn đề này.

Các quốc gia đã thành công trong việc cải cách mua sắm chính phủ thơng qua hệ thống đấu thầu điện tử như Anh, Hàn Quốc hay Philippin đều đã xây dựng được các quy định pháp luật tương đối đầy đủ và rõ ràng liên quan đến thương mại điện tử nói chung và đấu thầu điện tử nói riêng. Mặc dù hệ thống pháp luật của mỗi nước đều có những đặc điểm riêng phù hợp với tình hình, điều kiện, kế hoạch và thực tế triển khai hệ thống đấu thầu điện tử nhưng tựu chung lại đều thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, của chữ ký điện tử…trong hoạt động mua sắm chính phủ điện tử.

Nghiên cứu quy định pháp luật của các quốc gia đã thành công trong đấu thầu điện tử, phân tích thực trạng đấu thầu điện tử ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động đấu thầu điện tử là điều hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)