VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐẤU THẦU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 27 - 29)

Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá cả - giá trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua (bên mời thầu) có nhiều cơ hội để lựa chọn những người bán (nhà thầu) phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất, tương xứng với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ

ra. Đồng thời những người bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp đồng cung cấp các hàng hóa, cung cấp các kiến thức mà mình có hoặc các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Thơng qua đấu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích phát triển như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến. Với việc nhiều nhà thầu đứng vai trò tổng thầu để kết hợp được các nhà chế tạo, nhà sản xuất, các chuyên gia tư vấn nhằm thực hiện các gói thầu quy mơ lớn, tổng hợp nhiều lĩnh vực đã làm cho hoạt động kinh tế được diễn ra theo hướng chun mơn hóa sâu và đa phương hóa rộng.

Với tầm quan trọng của cơng tác đấu thầu là nhằm quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tiền một cách có hiệu quả nên trên thế giới hiện nay các định chế tài chính đều áp dụng các quy định về đấu thầu để giải ngân đối với các khoản tài trợ cho các quốc gia vay vốn. Có thể kể đến các quy định trên thế giới về đấu thầu mua sắm như Luật mẫu về Đấu thầu của UNCITRAL (Liên hợp quốc), Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO, Hướng dẫn đấu thầu mua sắm của WB, ADB, JBIC... Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia cũng đều có các quy định riêng về đấu thầu theo các hình thức khác nhau có thể là Luật, Nghị định, Sắc lệnh...

Hoạt động đấu thầu được áp dụng vào Việt Nam trong khoảng thời gian 15 năm trở lại đây, kể từ khi hoạt động tài trợ của các định chế tài chính được nối lại. Thông qua đấu thầu, các chủ đầu tư đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước. Hàng loạt các con đường, cây cầu, bến cảng, sân bay, nhà máy điện, xi măng, các cơng trình cấp nước, thốt nước, dầu khí... đã được xây dựng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu trong nước từ chỗ chỉ làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngồi đến nay đã lớn mạnh có thể tham gia đấu thầu cạnh tranh bình đẳng với nhà thầu nước ngồi để giành được các

hợp đồng lớn. Ngoài ra, các chủ đầu tư, bên mời thầu đã được tăng cường về năng lực, kinh nghiệm, từ chỗ hiểu đấu thầu còn mơ hồ đến nay đã có thể thực hiện cơng tác đấu thầu nhiều dự án, cơng trình có tầm cỡ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)