Phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 38 - 39)

b. Các mục tiêu khác

1.6.6. Phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu

Mục tiêu tiếp theo của đấu thầu là loại trừ tham nhũng. Đây là mục tiêu vừa có tính lâu dài, vừa có tính cấp bách vì Việt Nam đã ký vào Công ước quốc tế về chống tham nhũng. Có thể nói rằng, tham nhũng là một trong những căn bệnh dễ nảy sinh trong q trình mua sắm cơng vì cơng quỹ, tài sản là của Nhà nước, của chung, thuộc sở hữu toàn dân, đặc biệt trong lĩnh

vực xây lắp, xây dựng giao thông, lĩnh vực mua sắm cơng có lượng vốn đầu tư thường rất lớn.

Tham nhũng có thể xẩy ra trong đấu thầu dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể kể đến các hành vi tham nhũng như:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý làm trái pháp luật dẫn đến có hành động sai trong việc quyết định trúng thầu, ký hợp đồng để được hưởng bổng lộc từ nhà thầu;

- Nhũng nhiễu, địi hỏi các thứ có giá trị từ tổ chức, cá nhân có liên quan đến q trình đấu thầu và do đó có hành động làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Rút ruột cơng trình, sử dụng các vật tư, ngun liệu khơng đúng với cam kết trong hồ sơ dự thầu và trong hợp đồng đã ký kết làm giảm chất lượng, tuổi thọ của cơng trình...

Để thực hiện mục tiêu loại trừ tham nhũng này, công tác đấu thầu cần phải:

Thứ nhất, công khai các thông tin về đấu thầu, các yêu cầu, điều kiện,

tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu trong hồ sơ mời thầu;

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng;

Thứ ba, xử lý nghiêm theo đúng quy định của luật pháp những hành vi

tham nhũng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)