Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 54 - 56)

39 Điều lệ của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) xác định: Hội thánh Tin Lành Việt Nam nhìn nhận Hộ

2.2.1. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của Việt Nam

2.2.1.1. Tầm quan trọng của Tây Nguyên

Tây Nguyên54 gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông55 và Lâm Đồng56, tiếp giáp Lào và Cam-pu-chia. Đây là vùng đất khơng giáp biển nên cũng có những khó khăn trong thu hút đầu tư. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, gồm nhiều đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau, có sự chia cắt mạnh ở các vùng đồi núi phía Tây. Tính phân bậc rõ ràng là đặc điểm nổi bật của địa hình Tây Nguyên, bậc cao nằm ở phía đơng, bậc thấp về phía tây, mạng lưới sông suối tương đối phát triển. Chính điều này đã góp phần làm nên nét đa dạng của cảnh quan và ảnh hưởng mạnh đến đặc điểm cư trú và khai thác kinh tế của vùng. Tây Nguyên cũng là một trong những vùng có tài nguyên rừng giàu nhất ở nước ta. Tính đến cuối năm 2004, diện tích đất rừng ở Tây Nguyên là 2.982.000 ha, chiếm 54,8% diện tích tự nhiên của vùng và bằng 24,8% diện tích rừng cả nước. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng bừa bãi ở các tỉnh Tây Nguyên trong những năm gần đất hết sức nghiêm trọng [17, tr.103 - 112]. Vấn đề đất đai, cụ thể là vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai tại Tây Nguyên, có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ và phát triển Tây Nguyên. Giới khoa học đã có những nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên (cả những thành cơng và thiếu sót), cảnh báo về tình trạng hiểu biết khơng chính xác về đất và rừng đối với người dân tộc thiểu

54 Tây Nguyên là tên gọi tắt của “Ban Vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung bộ” được thành lập vào năm 1946, gồm phần đất của các cao nguyên: Kon Tum, Plây Cu, Đắc Lắc, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng. 1946, gồm phần đất của các cao nguyên: Kon Tum, Plây Cu, Đắc Lắc, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng.

55

Tỉnh Đắc Nông được tách ra từ tỉnh Đắc Lắc tại Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26.11.2003 của Quốc hội.

56

số57, thậm chí tiên đốn từ năm 1998 về việc nếu khơng kịp thời có giải pháp khắc phục những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai, thì vấn đề dân tộc sẽ rất có thể phát sinh trong thực tế nay mai ở Tây Nguyên, chí ít làm mất ổn định, nghiêm trọng hơn là máu lại đổ, với sự can thiệp vừa kín đáo vừa trắng trợn của kẻ thù dưới chiêu bài bảo vệ người dân tộc, bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Một khi đã để vấn đề dân tộc và tơn giáo quyện vào nhau thì nguy cơ tới thật khó lường [55, tr.326 - 327].

Tây Nguyên có vị trí địa chiến lược quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quốc phòng an ninh, đối với Việt Nam. Tây Nguyên có giá trị chiến lược quan trọng không chỉ đối với Việt Nam - Đơng Dương mà cịn với cả khu vực Đông Nam Á. Giới quân sự phương Tây từng đánh giá, Tây Nguyên là “mái

nhà”, là “trục quay” của Đông Dương, ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ

được chiến trường Đơng Dương. Về mặt phịng thủ, Tây Nguyên giống như một tường thành thiên nhiên che chở cho miền duyên hải và đồng bằng Nam Trung Bộ chống lại các cuộc tấn cơng từ phía Tây. Về mặt tấn cơng, Tây Nguyên có thể trở thành căn cứ tập kết lực lượng, từ đó có thể xuất phát tiến cơng ra tồn cõi Đơng Dương và Đông Nam Á lục địa. Ngày nay và cả sau này, Tây Nguyên vẫn có vị trí cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam [32, tr.416 - 417].

Nghiên cứu về Tây Nguyên không chỉ dừng lại ở mảnh đất cao nguyên miền Trung Việt Nam với những giá trị chiến lược, quan trong dưới góc độ kinh tế, chính trị, quốc phịng - an ninh, mà cịn phải tìm hiểu về con người, về các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có đời sống văn hố phong phú, đa dạng và phức tạp nhưng cũng đầy tiềm năng như chính đại ngàn Tây Nguyên.

57

Theo lời kể của ông Nguyễn Huệ Chi (Viện Văn học) trong bài “Từ Chi - Anh tôi”, ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, Nguyễn Từ Chi, một nhà dân tộc học nổi tiếng của Việt Nam, đã có những cảnh báo như sau: (1) Rừng Tây Nguyên sẽ sớm bị phá trụi theo cách làm ăn của người Việt vốn là cư dân đồng bằng châu thổ, dựa trên phương thức canh tác cổ truyền là khai thác gỗ quý và các loại lâm thổ sản mà không mấy quan tâm đến bảo vệ rừng; (2) Người Việt lên Tây Nguyên ngày càng đông (78-80%) đã và sẽ chiếm hết những vùng đất thuận lợi của người Thượng, đẩy bà con dân tộc vào những lũng sâu tận đáy rừng. Đấy là nguy cơ tiềm tàng của những xung đột Kinh - Thượng thường trực nén sâu trong tâm tư người dân tộc, hễ có điều kiện là thế nào cũng bùng nổ; (3) Việc phát động “phong trào chống mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới” vơ tình đẩy đức tin “Thần -

Giàng” và đời sống tâm linh ra khỏi cuộc sống người Thượng… cộng thêm cách ứng xử áp đặt làm đồng bào

Với diện tích tự nhiên trên 56.000 km2 (chiếm gần 17% diện tích cả nước), Tây Nguyên là nơi cư trú lâu đời của 11 dân tộc tại chỗ58 thuộc hai ngôn ngữ: Môn - Khơ-me và Nam Đảo. Ngày nay, dân số Tây Nguyên có khoảng trên 4 triệu người (chiếm 5,3% dân số cả nước) thuộc hơn 40 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có trên 1 triệu người (chiếm hơn ¼ dân số toàn khu vực) (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Cơ cấu dân số tại Tây Nguyên59

Các dân tộc thiểu số ở Tây Ngun có nền văn hố phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng, mỗi nhóm ngơn ngữ lại có những yếu tố thống nhất. Tất cả cùng có những yếu tố chung là:

- Về kinh tế, đều sống bằng nông nghiệp làm rẫy theo phương thức chọc lỗ tra hạt. Rẫy ở đây thường là du canh rồi dẫn đến du cư, hoặc bán du canh, du cư. Nghề làm vườn chưa phát triển, một số dân tộc ven sơng, ven hồ có nghề làm ruộng nước nhưng canh tác khác nhau. Săn bắn và hái lượm giữ vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chăn nuôi chủ yếu là thả rông, phục vụ tế lễ, cúng thần là chính. Trước năm 1945, hầu như các địa phương khơng có chợ, trao đổi chủ yếu vẫn là vật lấy vật, thương lái có vai trị rất quan trọng.

- Về tổ chức xã hội, còn mang nhiều tàn tích của xã hội sơ khai. Làng (buôn) là cơ sở cao nhất, có tên gọi riêng, theo đặc điểm nơi dựng làng và có ranh giới để phân biệt với làng khác. Chủ làng là người đứng đầu trong làng, do

58 Có tài liệu viết là “dân tộc bản địa”, hoặc “cư dân địa phương”. Trong tài liệu này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “người dân tộc thiểu số” (nội dung này được trình bày rõ hơn ở phần sau).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)