Chủ trương, chính sách của Việt Nam về vấn đề Tin Lành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 27 - 30)

18 Điều 1, Nghị định 26 chỉ rõ: “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo

1.2.2. Chủ trương, chính sách của Việt Nam về vấn đề Tin Lành

Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động tơn giáo, bằng pháp luật. Hệ thống văn bản là cơ sở điều chỉnh pháp luật, đồng thời hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác tôn giáo. Đây cũng là cơ sở pháp lý đảm bảo cơng tác quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Đối với trường hợp đạo Tin Lành, trước khi có Thơng báo của Bộ Chính trị về cơng tác tơn giáo đối với đạo Tin Lành tháng 11 năm 1998, trước đây công tác quản lý hoạt động tôn giáo đối với đạo Tin Lành chủ yếu dựa vào các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa phương.

Quán triệt chủ trương, quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, công tác quản lí nhà nước đối với đạo Tin Lành trong những năm qua về cơ bản dựa trên văn bản quy định chung về hoạt động tôn giáo, được cụ thể hoá theo tinh thần của Sắc lệnh 234/SL ngày 14.6.1955 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, trong đó có đề cập đến việc các tổ chức tôn giáo được công nhận hợp pháp...

Từ năm 1975 - 1990, cơng tác quản lí nhà nước về hoạt động tôn giáo đối với Tin Lành luôn gắn liền đặc điểm lịch sử riêng của tôn giáo này và dựa trên cơ sở tinh thần Nghị quyết 297/CP-HĐCP (ngày 11.11.1977), Chỉ thị số 07/CT- TƯ tháng 7 năm 1977, Nghị quyết số 40/NQ-TƯ tháng 10 năm 1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng... Thời kỳ này, cơng tác quản lí nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành chủ yếu là với Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), vì đây là tổ chức giáo hội duy nhất của Tin Lành được Nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân. Cũng trong thời gian này, việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn một số tồn tại như: Một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đầy đủ vai trị của tín ngưỡng, tơn giáo như một nhu cầu thực sự của quần chúng, xu hướng phổ biến là nhìn nhận tín

ngưỡng, tơn giáo, trong đó có Tin Lành, thiên về mặt tiêu cực, đối lập và cản trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Một số nhận thức về vấn đề này xuất phát từ ý chí chủ quan theo chủ nghĩa vô thần máy móc và sự so sánh lợi hại về mặt chính trị giữa tơn giáo này với tơn giáo khác... Do đó, đã dẫn đến tình trạng giải quyết vấn đề một cách nóng vội, chưa phân biệt được hoạt động tơn giáo và hoạt động lợi dụng tôn giáo nên khơng phân hố giữa kẻ xấu với đồng bào đi theo đạo [47, tr.106 - 108].

Từ năm 1990, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Tin Lành chủ yếu dựa vào Nghị quyết 24-NQ/TƯ (ngày 16.10.1990) của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới và Chỉ thị số 66-CT/TƯ (ngày 26.11.1990) của Ban Bí thư về việc thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị. Ngày 21.3.1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Nghị định số 69- HĐBT, và ngày 23.7.1993, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 379/TTg quy định về các hoạt động tơn giáo trong tình hình mới.

Trước yêu cầu và địi hỏi mới trong cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng, Đảng - Nhà nước Việt Nam tiếp tục ban hành một số văn bản mới. Cụ thể là:

Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Thông báo số 184-TB/TƯ, ngày 30.11.1998, Thơng báo ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về chủ trương cơng tác đối với đạo Tin Lành trong tình hình mới và Thơng báo số 255-TB/TƯ, ngày 7.10.1999, của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về chủ trương đối với đạo Tin Lành trong tình hình mới.

Quyết định số 11/2000/QĐ TTg, ngày 24.1.2000 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thơng báo số 184 TB/TƯ và Thông báo số 255 TB/TƯ;

Nghị quyết số 25/NQ-TƯ, ngày 12.3.2003, về công tác tôn giáo của Ban Chấp hành Trung ưởng Đảng khoá IX.

Thơng báo 160 TB/TƯ, ngày 15.11.2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về Kết luận Hội nghị sơ kết Thông báo 184 TB/TƯ và Thông báo 255 TB/TƯ.

Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo, ngày 18.6.2004;

Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 4.2.2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành.

Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 1.3.2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo;

Công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành được thể hiện ở các nội dung theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng tơn giáo và một số Nghị quyết, Thông báo, Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ. Cụ thể như sau:

- Đăng ký lịch sinh hoạt tôn giáo hàng năm ở các chi hội.

- Việc phong chức mục sư, truyền đạo (mục sư nhiệm chức) và các chức vụ lãnh đạo giáo hội.

- Việc mở trường, chiêu sinh chủng sinh.

- Việc sửa chữa, xây dựng nơi thờ tự, quan hệ quốc tế… Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước Việt Nam chủ trương:

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và tạo điều kiện thuận lợi để các chức sắc, tín đồ Tin Lành thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo, đưa sinh hoạt tôn giáo của Tin Lành đi vào nền nếp bình thường, phù hợp với pháp luật. Khơng phân biệt đối xử tín đồ Tin Lành với tín đồ các tơn giáo khác trong nghĩa vụ và quyền lợi công dân. Không dùng các biện pháp hành chính để ép buộc quần chúng bỏ đạo Tin Lành.

- Từng bước công nhận hoạt động của Tin Lành. Trên cơ sở đó, tác động nhằm chuyển hoá Tin Lành đi theo đường hướng tiến bộ, gắn bó với dân tộc, đất nước. Đặc biệt là, chủ động xây dựng thực lực cơ sở cốt cán bên trong thật tốt, chuẩn bị cho điều kiện mới khi đất nước bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế.

- Riêng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cần tập trung nâng cao đời sống dân sinh, trình độ dân trí, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, gìn giữ và phát huy văn hoá, phong tục tập quán truyền thống, đồng thời loại bỏ những hủ tục lạc hậu…

- Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật Việt Nam. Đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề đạo Tin Lành, nhất là vấn đề truyền đạo và theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị, chống phá Đảng và Nhà nước [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)