60 Tổng cục Thống kê, Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1.4.1999 [17, tr.119].
2.2.2. Đạo Tin Lành một thực thể tôn giáo tại Tây Nguyên
Đạo Tin Lành đã trở thành một thực thể tôn giáo - xã hội ở Tây Nguyên. Có ý kiến cho rằng, sự xuất hiện trở lại của Tin Lành tại Tây Nguyên trong những năm qua là “tất yếu”, là “sự thay thế hợp lý” trong đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên61
. Khi du nhập Việt Nam, với giáo lý tình thương và khích lệ sự nỗ lực cá nhân trong cuộc mưu sinh, với nếp sống đạo khơng gị bó, nghi lễ đơn giản, Tin Lành đã “bén rễ và xanh cây” trên địa bàn
61
Một là, Tin Lành là tôn giáo không cầu kỳ, khoa trương về hình thức, đời sống đạo giản đơn, dễ hiểu. Điều này phù hợp với suy nghĩ, sinh hoạt của người Tây Nguyên và khiến họ “dễ dàng” trở thành một tín đồ Tin Lành. Hai là, khi tín ngưỡng, văn hóa của người Tây Ngun bị xáo trộn, phá vỡ, thậm chí bị coi là lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại, sẽ dễ dẫn đến nhu cầu, tâm lý đi theo Tin Lành để có được một cuộc sống no đủ, “hiện đại”, “văn minh”. Ba là, tâm lý đi theo Tin Lành như một sự “phản ứng” của người dân tộc thiểu số đối với chính quyền, với người Kinh về tình trạng áp đặt văn hóa, quyền sở hữu đất đai bị xâm phạm, rừng - môi trường sống bị tàn phá... [36]
cao nguyên miền Trung. Đây cũng là lí do Tin Lành phát triển nở rộ cùng với sự bột phát của các quan hệ kinh tế thị trường ở Tây Nguyên trong những năm gần đây. Người Tây Nguyên dễ dàng tiếp nhận Tin Lành do tính chất duy vật, thực dụng. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Tôn giáo năm 2007, trong tổng số 2.489 buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, có khoảng 1.450 bn làng có người đi theo Tin Lành. Trừ những nơi số lượng người theo đạo rất ít, hoặc xen kẽ vừa theo Tin Lành, vừa theo Cơng giáo, số bn làng có đơng người theo Tin Lành có khoảng 800 (chiếm 32% tổng số buôn làng Tây Nguyên) [58, tr. 27]. Một thực tế là, Tin Lành đã và đang bộc lộ những vai trị, ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống xã hội tại Tây Nguyên.
2.2.2.1. Những ảnh hưởng tích cực
Thế giới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã bắt đầu nhận định và đánh giá về Giáo hội theo một nhãn quan mới. Vai trị và ảnh hưởng của tơn giáo được đánh giá một cách khách quan, công bằng hơn. Giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội khoa học có sự khác biệt nhưng xét về mục tiêu hướng tới của chủ nghĩa xã hội và lí tưởng tơn giáo đều có điểm tương đồng nhất định là nhằm giải phóng con người ra khỏi cảnh nô lệ và nghèo khổ, hướng tới sự “công bằng, bác ái”62. Vấn đề tôn giáo tại Việt Nam được xác định là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng tín đồ, là vấn đề lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng tại Việt Nam và “đạo đức tơn giáo” có nhiều điểm chung với “đạo đức xã hội mới” của chủ nghĩa xã hội… Vai trị tích cực của Tin Lành trong đời sống xã hội, chính trị tại Tây Nguyên được thể hiện dưới một số góc độ sau:
Một là, trong quá trình truyền giáo phát triển đạo, hội thánh Tin Lành thường kết hợp với các hoạt động xã hội, từ thiện, viện trợ, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của một bộ phận quần chúng tín đồ.
Cơng tác truyền giáo là quan trọng đối với những người Tin Lành bởi công việc này được coi là “đại mạng lệnh” của Chúa Giê-xu giao cho hội thánh: “Hãy
62 Cũng phải nói rõ là, sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và “thiên đường” mà các tôn giáo hướng tới là ở chỗ: trong quan niệm tôn giáo, “thiên đường” không phải là hiện thực xã hội mà là ở thế giới bên kia, trên là ở chỗ: trong quan niệm tôn giáo, “thiên đường” không phải là hiện thực xã hội mà là ở thế giới bên kia, trên thượng giới, còn những người Cộng sản chủ trương và hướng con người vào xã hội văn minh, hạnh phúc ngay ở thế giới hiện thực, do mọi người xây dựng và vì mọi người.
đi khiến mn dân trở nên mơn đồ ta...” (Ma-thi-ơ 28:19,20); “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người” (Ma-thi-ơ 16:15). Trong bài viết “Người tu sĩ với sứ mệnh truyền giáo”, một tu sĩ Tin Lành viết: “Tự bản chất, đời sống thánh hiến là truyền giáo. Người tu sĩ là nhà truyền giáo... Căn tính của người tu sĩ chính là bước theo Đức Ki-tơ”... Người tu sĩ sống đời hoạt động, lăn xả vào
mọi lĩnh vực của đời sống con người, như men giữa lòng đời để làm cho cả khối bột thế gian được dậy men...
Mục đích cuối cùng của hoạt động truyền giáo là thu hút sự quan tâm, vận động người vào đạo. Cũng không thể phủ nhận một thực tế là, q trình này đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của một bộ phận cư dân trên địa bàn Tây Nguyên. Trong những năm từ 2005 - 2009, Tin Lành đã hoạt động theo hình thức dự án tại các vùng sâu, vùng xa nghèo khó ở Tây Nguyên theo 5 nguyên tắc: Lấy hội thánh địa phương làm căn bản, hoạt động dưới danh nghĩa hội thánh địa phương; không phân biệt tín hữu hay đồng bào; khích lệ cộng đồng tham gia; rao truyền sứ điệp tình yêu của Chúa bằng hoạt động xã hội cụ thể; làm mọi sự vì danh Chúa.
Những tồn tại xã hội trong cơ chế thị trường đã tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống tâm hồn con người. Ở mức độ nào đó, khi con người đánh mất niềm tin, xáo trộn tinh thần, dẫn đến tình trạng khủng hoảng ý nghĩa cuộc sống, nhà thờ sẽ triệt để sử dụng những hoạt động truyền thống, ưu thế và tích cực của mình để phục vụ hiệu quả cho cơng cuộc truyền giáo, sẽ tăng cường hoạt động từ thiện, trợ giúp y tế, giáo dục với đối tượng người nghèo.
Hoạt động y tế xã hội được coi là một lĩnh vực rất phù hợp với người tu sĩ. Hoạt động y tế chính là theo tấm gương của Chúa Giê-xu ra tay cứu giúp những người bệnh nghèo khổ. Người tu sĩ chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, khám bệnh định kỳ, phát thuốc miễn phí, mở các trung tâm điều dưỡng, nhà tình thương chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em mồ cơi, những phụ nữ lầm lỡ... Tin Lành cũng đã thực hiện các dự án về sức khỏe, môi trường, nhà ở cho người nghèo, dành cho trẻ em, cứu trợ khẩn cấp, phát triển cộng đồng,
kinh tế... Đối với dự án sức khỏe, đã tổ chức những chuyến khám chữa bệnh từ thiện, giúp hình thành các tủ thuốc và hỗ trợ kinh phí trong năm đầu tiên tại các hội thánh nhỏ, các điểm nhóm vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn mà hệ thống y tế của chính quyền ít vươn tới. Hội thánh địa phương cam kết sẽ tự duy trì tủ sau một năm và cử người phụ trách để được hướng dẫn cách điều hành tủ thuốc. Thuốc uống chủ yếu là những loại thuốc thông thường, loại không cần kê đơn, được phát miễn phí. Nhiều người nghèo đã ví thuốc thường này là “thuốc
tiên”, “thuốc thánh” vì đã giúp họ qua được cơn bệnh trong hồn cảnh khó khăn.
Đối với hoạt động kinh tế, trong các dự án kinh tế, hội thánh cấp vốn (2 - 3 triệu đồng) cho các hộ gia đình làm kinh tế như: chăn ni, trồng trọt, buôn bán nhỏ để từng bước cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, trong quá trình tuyên truyền phát triển đạo, người của hội thánh đã rất lưu tâm và khắc phục hạn chế trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là thiếu kế hoạch, thiếu tính tốn và gây lãng phí. Những chi phí lương thực, thực phẩm một cách lãng phí trong các dịp tang ma, hội hè của người dân tộc thiểu số đã làm trở ngại không nhỏ đối với cuộc sống của từng hộ gia đình, từng bn làng, khiến họ khơng chỉ là khơng có tích lũy, phát triển mà cịn trở nên khó khăn, nghèo đói hơn. Hội thánh đã rất chú ý đến điều này và cải thiện được tình hình. Đây cũng là điều khiến cho khơng ít người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đi theo Tin Lành.
Đối với dự án môi trường, hội thánh đã tiến hành đào giếng hoặc khoan giếng cung cấp miễn phí cho các cụm dân cư, giao cho một hộ gia đình trơng coi, chi phí cho mỗi giếng khoảng 2 - 3 triệu đồng. Ở những vùng không đào, khoan được giếng hoặc nước mặt bị ô nhiễm quá nặng, hội thánh tiến hành cung cấp bể lọc nước được đúc bằng bê tông, lọc bằng cát sỏi. Loại bể lọc nước này sẽ được đúc tại khuôn viên chi hội thánh để cấp nước cho tín hữu. Ngồi ra, hội thánh cịn phổ biến phương pháp khử trùng nước uống bằng ánh nắng mặt trời ở những vùng có nhiều nắng. Một nhà vệ sinh tự hoại vốn rất phổ biến với nhiều người, ở nhiều nơi, nhưng lại là một khái niệm rất xa lạ đối với đồng bào ở những vùng sâu, vùng xa... Hội thánh cũng đã chú ý đến vấn đề này và hỗ trợ
kinh phí, trực tiếp xây dựng nhà vệ sinh... Tất cả những việc làm này đã giúp đồng bào thấy được cải thiện chất lượng cuộc sống, tiết kiệm chi phí và tin theo Tin Lành... Hội thánh còn tiến hành xây dựng nhà cho một số hộ gia đình gặp thiên tai khơng có khả năng xây dựng lại nhà ở, hoặc do quá nghèo không có khả năng sửa chữa những ngơi nhà bị dột nát, xuống cấp.
Hoạt động giáo dục (được hiểu là bao gồm cả việc giáo dục tâm tính lẫn tri thức văn hóa...) được coi là một yếu tố chính yếu trong sứ mệnh của Hội thánh. Qua đó, người tu sĩ có thể cống hiến cho giáo hội và xã hội những con người hữu ích. Bên cạnh hoạt động ni dạy trẻ mồ côi, tài trợ học bổng cho học sinh được đến trường, quà tặng Giáng sinh của hội thánh cũng đã thu hút nhiều trẻ em, đặc biệt tại những vùng sâu, vùng xa... Một phương thức truyền giáo hữu hiệu là bằng nghệ thuật. Có thể dùng nghệ thuật múa, hát, kịch mang đậm tính chất Tin mừng để đưa vào đời sống đức tin và văn hóa của mọi người... Một bài hát hay, một màn múa đặc sắc hay một vở kịch hấp dẫn sẽ có tác dụng lay động tâm hồn người xem [51]…
Hai là, đạo đức Tin Lành có những giá trị nhân văn, phù hợp với văn hóa Việt Nam, tình u thương con người đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ Kinh thánh.
Những bài giảng về đạo đức và giá trị cuộc sống của người tu sĩ Tin Lành đã thuyết phục được lòng tin của một bộ phận quần chúng tín đồ và khiến họ tin theo. Tin Lành luôn chủ trương con người phải yêu thương nhau. Một số vấn đề đạo đức được Kinh thánh quy định như sau:
Trong 10 Điều răn của đạo Tin Lành đối với tín đồ, ngồi 04 Điều đầu tiên yêu cầu phải thực hành với Chúa, 06 Điều còn lại yêu cầu phải thực hành về cách hành xử giữa con người với con người, được dạy dỗ như sau: “Phải hiếu kính cha mẹ, để các ngươi có thể sống lâu trên đất mà Chúa, Đức Chúa Trời ban cho các ngươi. Không được giết người. Không được tà dâm. Không được trộm cắp. Không được làm chứng dối người khác. Không được tham muốn nhà cửa của người khác, không được tham muốn vợ, tôi trai, tớ gái, bò lừa hay bất
cứ thứ gì của người khác.” (Xuất hành 20:12-17). Như vậy, xét riêng về tính ngun tắc thì những tiêu chuẩn đạo đức này không chỉ đúng mà còn phù hợp cho mọi nền văn hóa, mọi dân tộc và mọi thời đại. Điều này hồn tồn khơng đi ngược với đạo đức người Việt Nam.
Cách hành xử của tín đồ Tin Lành với người khác cũng được qui định cụ thể, khơng ý tứ, xa xơi. Ví dụ, đối với người già: “Phải đứng dậy khi thấy người
già cả, phải tôn trọng người cao niên” (Lê-vi 19:32). Đối với người trong cùng
cộng đồng nhưng nghèo khó: “Khơng được cho anh chị em mình vay để lấy lãi, dù cho vay tiền bạc, thực phẩm hay bất cứ thứ gì khác” (Phục truyền 23:19), hay: “Khi gặt hái hoa màu ngồi đồng, nếu có bỏ qn một bó lúa cũng đừng trở lại lấy. Phải để bó lúa đó lại cho ngoại kiều, kẻ mồ cơi, người góa bụa... Khi đập rụng trái ô-liu, đừng đập hai lần nhưng phải để những trái cịn sót lại cho ngoại kiều, kẻ mồ cơi và người góa bụa. Khi hái trái nho trong vườn mình, thì anh chị em đừng mót các trái cịn trên cây nho, nhưng phải để những trái sót đó cho ngoại kiều, kẻ mồ cơi và người góa bụa” (Phục truyền 24:19-21). Như vậy,
từ cách đây hơn bốn ngàn năm người Do Thái đã rất quan tâm đến người già, người nghèo, trẻ em mồ cơi và những người góa bụa hay lang thang cơ nhỡ. Đây cũng là điều xã hội ngày nay đang khuyến khích tham gia… Thực tế đã cho thấy trong các gia đình tín đồ, ít thấy có hiện tượng bạc đãi cha mẹ, hay các nạn trộm cắp, mại dâm, nghiện hút…
Đối với hoạt động kinh tế, đức tin Ki-tô cho rằng, trước khi con người bị trừng phạt, là phải chết, thì hình phạt đầu tiên con người phải chịu là “Phải đổ mồ trán mới có thức ăn”. Kinh thánh khẳng định, vì tổ mẫu và tổ phụ của lồi
người là E-va và A-đam đã phạm tội ăn trái cấm nên con người phải chịu hình phạt: “Con phải đổ mồ hơi trán mới có thức ăn, cho đến ngày con trở về đất, vì
con là bụi đất mà ra. Vì con là bụi đất, con sẽ về với bụi đất” (Sáng thế ký 3:19). Kinh thánh khuyến khích con người lao động và phải lao động chăm chỉ. Người Tin Lành còn phải lao động giỏi và không được lười nhác. Kinh thánh cảnh báo như sau: “Ngủ một chút; chợp mắt một chút; khoanh tay nằm ngủ một
chút. Thế là sự nghèo khó của ngươi sẽ đến nhanh như kẻ cướp, và sự thiếu thốn của ngươi sẽ đến như người lính nơi chiến trận” (Châm ngôn 6:10-11). Trong kinh doanh, luôn phải trung thực: “Đừng có hai quả cân trong bao mình, một
nặng, một nhẹ. Đừng có hai đơn vị đo lường, một già, một non. Nhưng phải có quả cân và đơn vị đo lường chính xác ngay thật để anh chị em có thể sống lâu trong xứ Chúa, Đức Chúa Trời của các anh chị em sắp ban cho” (Phục truyền 25:13-16)… Mắc Vê-bơ đã cho rằng các yếu tố của đạo đức Tin Lành63 đã nối kết và dẫn đến hệ quả quan trọng là tạo ra những động cơ thuận lợi cho sự hình thành của chế độ tư bản chủ nghĩa. Người tín đồ khơng thể biết mình sẽ được cứu độ hay bị kết án nên sẽ lo âu, khắc khoải và xuất hiện xu hướng tâm lý tự nhiên đi tìm những dấu hiệu chứng tỏ mình được chọn để thốt khỏi sự lo âu đó. Chứng cớ đó là sự thành công về kinh tế, những thành quả và sự nghiệp của con người trên chính thế gian này. Chính thái độ đặc trưng đối với lao động của đạo Tin Lành, điều này chỉ có ở phương Tây, có khả năng giải thích diễn tiến lịch sử đặc thù của phương Tây [34, tr.24 - 25].
Trong hoạt động chính trị - xã hội, sách Tin Lành chỉ rõ: “Mỗi người phải
phục tùng các nhà cầm quyền trên mình, vì khơng có thẩm quyền nào khơng do Đức Chúa Trời đặt ra, và các nhà cầm quyền hiện có đều do Ngài thiết lập. Cho nên ai chống lại thẩm quyền là chống lại mệnh lệnh Đức Chúa Trời… Muốn khỏi sợ nhà cầm quyền, ngươi hãy làm điều lành thì sẽ được họ khen ngợi.”
(Rơ-ma 13:1-3); hay: “Vì cớ Chúa, hãy thuận phục mọi thể chế của loài người