Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 46 - 50)

32 Đến năm 1953, “Đoàn truyền giáo Tin Lành Việt Nam'' tổ chức Đại hội đồng, đã thông qua Bản quy chế hoạt động và cử ra Ban Trị sự gồm 05 người do mục sư Phạm Xn Tín làm Đồn trưởng, mục sư Phạm Văn Nam

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

2.1.2.1. Từ năm 1975 - 1986

Chiến thắng 30.4.1975 đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn sự xâm lược và can thiệp của kẻ thù ngoại xâm. Các tổ chức, giáo hội Tin Lành ở miền Nam Việt Nam cũng đã mất đi những điều kiện ưu đãi, những mối quan hệ và nguồn hỗ trợ của Tin Lành Mỹ và một số nước trên thế giới. Cùng với sự ra đi của các giáo sỹ ngoại quốc, một bộ phận chức sắc và tín đồ Tin Lành người Việt cũng đã di tản ra nước ngồi. Có người gọi đây là thời kỳ khủng hoảng của Tin Lành tại Việt Nam. Sinh hoạt tôn giáo và hoạt động truyền giáo của Tin Lành trong giai đoạn này được chuyển hướng thích nghi với điều kiện xã hội sau giải phóng. Có một bộ phận giáo sỹ và tín đồ tỏ ra luyến tiếc chế độ cũ, mang thái độ thù hận với chính quyền, chờ cơ hội phục hồi các tổ chức hoạt động chống phá.

Về phía chính quyền cách mạng, Tin Lành là một đối tượng cần cảnh giác và thận trọng, bởi đây là đối tượng đã được chế độ cũ và thế lực bên ngồi ni dưỡng trong q trình xâm lược và chiếm đóng tại Việt Nam. Hơn nữa, trong những năm đầu sau giải phóng, đã xuất hiện một bộ phận tu sỹ, tín đồ Tin Lành lợi dụng hoạt động tôn giáo để thực hiện chống phá chính quyền. Một số vụ việc điển hình như: Việc thành lập tổ chức có tên gọi “Mặt trận Việt Nam tự do” trong Hội thánh Trần Cao Vân, tổ chức “Mặt trận Việt tiến” do mục sư

Phan Tần - Bí thư đảng “Việt Nam đoàn kết tiến bộ” kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân quốc cầm đầu, hoạt động câu kết với một số đối tượng trong tơn giáo, trong đó có Tin Lành, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng…Ngồi ra cịn có thể kể đến hoạt động in ấn, tán phát tài liệu có nội dung nói xấu chế độ, kích động chống phá của một số đối tượng trong cơ sở Tin Lành số 7 Trần Cao Vân (thành phố Hồ Chí Minh) [59, tr.98 - 100]… Do thực tiễn âm mưu chia để trị của kẻ thù ngoại xâm, do hành động

của một bộ phận tu sĩ, tín đồ chống đối nên trong thời kỳ này, người dân dễ cảm nhận tôn giáo như có một cái gì đó chống lại cách mạng, không đi theo kháng chiến. Người dân cũng dễ đồng tình với những ý nghĩ tả khuynh hẹp hòi của một số cán bộ lên án không chỉ những hoạt động lợi dụng tôn giáo của kẻ thù và cả bản thân tôn giáo. Điều này vơ tình đã gây nên những đối lập khơng cần thiết giữa Nhà nước và các tơn giáo38. Do đó, dẫn đến thái độ khơng thấy hết vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, văn hóa, đạo đức. Thành kiến với tôn giáo dẫn đến việc không coi trọng đúng mức vai trị của tơn giáo, nhu cầu chính đáng của tín đồ tơn giáo, vi phạm ngay những điều Đảng và Nhà nước đã đề ra, tạo thêm khe hở cho kẻ thù và những đối tượng xấu trong giới lãnh đạo tôn giáo lợi dụng, lơi kéo quần chúng tín đồ [56, tr.296 - 297].

Trên địa bàn Tây Nguyên, các thế lực thù địch ngấm ngầm hoặc cơng khai chống phá chính quyền qua các hoạt động như: lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để tuyên truyền chống chế độ, chống phá việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không những thế, một số đối tượng cực đoan còn hoạt động vũ trang, trực tiếp nhen nhóm hoặc tham gia các tổ chức phản động chống chính quyền, móc nối hoạt động với tổ chức FULRO. Có ý kiến cho rằng, sau ngày Tây Nguyên được giải phóng, hầu hết số chức sắc Tin Lành tại Trung thượng hạt và Nam thượng hạt đều trực tiếp hay gián tiếp tham gia hoạt động của FULRO. Các mục sư chủ nhiệm Nam Thượng hạt và Trung Thượng hạt đồng thời cũng là cố vấn cao cấp của FULRO, trong đó có 15 chức sắc Tin Lành giữ các chức vụ quan trọng của FULRO, gồm: 1 chuẩn tướng, 2 đại tá Bộ trưởng, 2 trung tá và 10 sĩ quan cấp tiểu đoàn. Lực lượng của quân đội FULRO cũng đã có hệ thống sĩ quan tuyên úy Tin Lành... Ngồi ra, cịn phải kể đến nhóm đối tượng là mục sư, truyền đạo chủ tọa các nhà thờ Tin Lành làm nhiệm vụ liên lạc, móc nối hoạt động giữa lực lượng FULRO ở trong rừng với FULRO ở trong các buôn làng Tây Nguyên... Chỉ riêng trong năm 1977, tại tỉnh Đắc Lắc

38

Cũng phải nói thêm rằng, trong bối cảnh đó, nhiều người cịn có quan điểm đơn giản, cho rằng, Tin Lành là của Mỹ, được Mỹ ni dưỡng, số lượng ít, khi Mỹ rút khỏi Việt Nam thì Tin Lành cũng sẽ nhanh chóng tan rã. Hoặc cho rằng, Tin Lành Tây Nguyên là FULRO, dẹp tan FULRO thì Tin Lành cũng sẽ tan theo…

có 8 tổ chức phản động hoạt động chống chính quyền, trong đó hầu hết thành phần tham gia là những người Ki-tô. Ngày 18.4.1978, khi khám nhà riêng và nhà thờ của một số đối tượng kể trên, cơ quan an ninh đã thu được nhiều thư từ, tài liệu có liên quan đến hoạt động chỉ đạo của FULRO [8, tr.115 - 116].

Những hoạt động chống phá kể trên không những đã gây ra nhiều hậu quả xấu về chính trị, kinh tế, thiệt hại về người và tài sản, xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, mà còn thể hiện một sự thật là các thế lực thù địch bên ngoài đã và đang sử dụng vấn đề Tin Lành như một thứ công cụ nguy hiểm để chống phá. Trong giai đoạn này, Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề FULRO gắn liền với việc giải quyết vấn đề Tin Lành, tiến hành xử lý những đối tượng mục sư, truyền đạo có liên quan đến FULRO, phát động quần chúng Tin Lành tự nguyện đưa các cơ sở nhà thờ vào phục vụ lợi ích chung xã hội, hướng hoạt động tín ngưỡng của đồng bào theo đạo về các gia đình. Từ năm 1982, hầu hết hệ thống tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên không cịn hoạt động, sinh hoạt tơn giáo của các chức sắc và tín đồ Tin Lành chủ yếu là đọc kinh và cầu nguyện tại nhà. Tuy nhiên, việc tạm ngừng hoạt động này chỉ là hình thức. Trên thực tế, cơ cấu tổ chức Tin Lành vẫn tồn tại và hoạt động ngầm, số tín đồ là người dân tộc thiểu số vẫn không ngừng gia tăng.

2.1.2.2. Từ năm 1986 đến nay

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) với những quyết sách đổi mới đã đánh dấu một bước ngoặt mới, cục diện mới trong sự nghiệp cách mạng tại Việt Nam. Cùng với sự đổi mới, mở cửa trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, sinh hoạt tơn giáo cũng trở nên sơi động hơn. Các tơn giáo đã có nhiều thay đổi và phát triển mạnh mẽ. Nhiều tổ chức tơn giáo cũ nhanh chóng phục hồi hoạt động cùng với sự xuất hiện của các tổ chức tôn giáo mới được thành lập. Tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội phức tạp hơn. Hoạt động chống đối chính quyền có dính líu đến yếu tố tơn giáo và sự hậu thuẫn từ các thế lực bên ngồi cũng gia tăng.

Chính sách mở cửa và công cuộc đổi mới của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội cho Tin Lành Việt Nam mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với bên ngoài. Nhiều tổ chức và cá nhân Tin Lành nước ngồi đã ra vào Việt Nam dưới các hình thức khác nhau để hoạt động truyền giáo nhằm thực hiện cái gọi là “Tin Lành hóa” 10 triệu đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đại đa số tín đồ Tin Lành thờ Chúa theo nghi thức và giáo lý truyền thống của giáo hội. Bên cạnh đó, người ta thấy một số giáo sỹ quay về các vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh tặng quà để gây ảnh hưởng thu nạp tín đồ, xây dựng thêm nhiều cơ sở.

Tin Lành Việt Nam có mối quan hệ gắn bó và thường xuyên nhận được sự hỗ trợ, chỉ đạo hoạt động từ phía Tin Lành Mỹ. Ngồi ra, tại Mỹ cịn có gần 200 hội thánh Tin Lành và 400 mục sư người Việt Nam. Đây chính là nguồn hậu thuẫn kinh tế dồi dào từ nước ngoài giúp đỡ Tin Lành Việt Nam phát triển. Hiện nay, với mức lương trung bình của mỗi truyền đạo viên khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng, lương mục sư còn cao hơn, nghề truyền giáo rõ ràng vẫn có một sức hấp dẫn đáng kể đối với khơng ít người tại Việt Nam, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa… Thực tế cho thấy, tổ chức Tin Lành nào nhận được nhiều viện trợ từ bên ngồi thì hoạt động mạnh và phát triển mạnh hơn. Đã xảy ra những mâu thuẫn vì quyền lợi và tranh giành lực lượng tín đồ để phát triển hội thánh, dẫn đến ngày càng xuất hiện nhiều hội nhóm “độc lập”, “li khai” mới. Chưa kể đến hiện tượng một số hội nhóm thường khai tăng số lượng tín đồ tham gia sinh hoạt để lập thành tích và nhận hỗ trợ kinh phí nhiều hơn… Ngồi ra, có một lí do khác khiến số người đi theo Tin Lành gia tăng là, cuộc sống hiện đại và cơ chế kinh tế thị trường thời mở cửa đan xen cả yếu tố tích cực và tiêu cực, con người đang chịu những tác động mạnh mẽ của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi và thường có tâm lý thụ động cầu mong những lực lượng siêu nhiên... Những điều đó đã đem “cơ hội của Chúa” đến với nhiều người trong xã hội, hay nói cách khác đạo Tin Lành đã có những điều kiện thuận lợi để truyền giảng đức tin, mở rộng lực lượng. Đạo Tin Lành tại Việt Nam trong những năm qua là một ví dụ. Từ năm 1989 đến năm 2001, tại Việt Nam đã có 38 tổ chức Tin Lành hoạt

động, trong đó có 5 tổ chức duy trì hoạt động từ năm 1975 (gồm cả Hội thánh Tin Lành Việt Nam, miền Bắc), 7 tổ chức Tin Lành phục hồi hoạt động sau năm 1975 và 26 tổ chức Tin Lành mới xuất hiện. Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố tại Việt Nam đều có các cộng đồng, hội nhóm Tin Lành đang sinh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau, tại các chi hội có nhà thờ hoặc hội thánh tư gia…

Sự kiện Tổng liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) được Nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân và tiến hành Đại hội đồng lần thứ nhất vào năm 2001 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Tin Lành Việt Nam. Trong bản Hiến chương năm 2001 được thông qua tại Đại hội đồng lần thứ nhất, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã thể hiện tính độc lập của mình với Tin Lành Mỹ CMA39

. Sự thay đổi được thể hiện trong Điều 51, Chương VII của Hiến chương mới như sau: “Hội thánh Tin Lành Việt

Nam (miền Nam) hoạt động theo hiến pháp và luật pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; chấp hành các quy định của các cơ quan Nhà nước… Giáo dục tín hữu về lịng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng pháp luật, đoàn kết cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc, bảo vệ hồ bình” [60, tr. 600]… Sau

khi có tư cách pháp nhân, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã thành lập Viện Thánh kinh Thần học và chiêu sinh khóa đầu tiên với 50 học viên vào năm 200340. Tính đến đến năm 2010, Tổng liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã tổ chức được 3 Đại hội đồng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.1: Đạo Tin Lành ở Tây Nguyên qua các thời kỳ41 Năm Số tín đồ Chi hội Chức sắc Số dân tộc

1929 01 - - 1 1945 1.000 - - 11 1954 7.300/6.000 70 110/47 6/14 1965 32.000/25.000 128 95 - 1975 73.000/60.000 213/216 144/183 14 1979 45.000 - - - 1999 244.769 - - - 2003 281.530 - - 30 2004 260.081 3042 2843

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)