Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 97 - 111)

86 “Phong trào li khai” được coi là sớm nhất trong thời hiện đại của Tây Nguyên bắt đầu từ “phong trào thần

2.3.2. Một số giải pháp

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Cơng tác tơn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Làm tốt cơng tác tơn giáo là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Các cơ quan chức năng, nhất là các ban, ngành như: Ban Tơn giáo Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá -Thể thao - Du lịch, Bộ Y tế cần tăng cường hoạt động để phát huy hiệu quả, thiết thực hơn các chương trình phối hợp hành động trong việc nghiên cứu lý luận cũng như tham mưu với Đảng và Nhà nước về chủ trương chính sách dân tộc, tơn giáo, các dự án về phát triển kinh tế - xã hội tại Tây Nguyên.

Để chống lại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng Tin Lành chống phá cách mạng Việt Nam, cần thực hiện tốt một số nội dung chính sau:

2.3.2.1. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị tư tưởng và công tác vận động quần chúng.

Đây là biện pháp cơ bản, xuyên suốt nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của quần chúng nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tơn giáo nói chung và Tin Lành nói riêng.

Về nội dung, cần tập trung làm cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề tơn giáo để gây mất ổn định chính trị, chống phá Việt Nam. Vạch trần, phản bác kịp thời những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, lừa mị, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, chia rẽ đồng bào dân tộc với người Kinh. vấn về chính sách đối ngoại Mỹ - Việt) nói rằng, “Quan điểm của Chính phủ Mỹ là khơng đưa Việt Nam trở lại

danh sách này. Vì cách thức tiếp cận Việt Nam của Mỹ ở thời điểm hiện tại là không được dập tắt, hay nói đúng hơn là khơng được làm nản lịng giới chính trị Việt Nam. Mặc dù nhận được rất nhiều khuyến nghị của Ủy ban Tự do tơn giáo quốc tế Mỹ địi đưa Việt Nam trở lại danh sách nói trên nhưng quan điểm của Chính phủ Mỹ là không, đồng thời cho rằng, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về tự do tơn giáo, tuy nhiên vẫn cịn một số điểm cần khắc phục...”.

Khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo, dân tộc, làm cho quần chúng, nhất là đồng bào các dân tộc, thấy được những thành quả về kinh tế - xã hội, đồng thời nhận rõ những khó khăn cần phải phấn đấu vượt qua. Trên cơ sở đó, khơi dậy ý thức đồn kết dân tộc, tính tích cực, chủ động của đồng bào trong việc phát triển sản xuất, xố đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hố ở các bn làng.

Về hình thức và phương pháp, công tác tuyên truyền, giáo dục phải thực hiện đồng bộ, đa dạng hố, chú ý tun truyền bằng hình ảnh phù hợp với nhiều loại đối tượng. Hết sức chú ý đến các hình thức, phương pháp vận động cá biệt, sát với nhận thức tư tưởng của từng đối tượng quần chúng. Chăm lo bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng bản lĩnh cho cán bộ cơ sở, buôn làng. Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tuyên truyền là người dân tộc thiểu số tại địa phương.

Tập trung đẩy mạnh, đa dạng hố hình thức và nội dung quản lý, giáo dục số đối tượng liên quan đến các tổ chức phản động đang sinh sống ở cộng đồng; kết hợp giáo dục tập trung, giáo dục ở cộng đồng theo phong tục, tập quán và giáo dục, vận động cá biệt để làm cho họ thấy được sai lầm, từ bỏ tâm lý dân tộc hẹp hịi, làm mờ, tiến tới xố ý thức “tư tưởng tự trị”, tự ti trong đồng bào.

Đối với các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tơn giáo, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, yêu cầu quan trọng là phải thường xuyên quan tâm nắm diễn biến tư tưởng, tổ chức các sinh hoạt chính trị, xã hội để thơng tin tình hình, tuyên truyền, giáo dục thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, phải quan tâm đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục chính trị, pháp luật cho thanh niên; xây dựng các mơ hình sinh hoạt văn hố, xã hội thiết thực, hiệu quả để thu hút thanh niên ở các buôn làng. Ngăn ngừa hiện tượng thanh niên bị lơi kéo, kích động tham gia vào việc tụ tập đơng người, càn quấy, gây rối, làm mất trật tự trị an. Tăng cường quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.

mạnh cơng tác chính trị tư tưởng; đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền chính trị tư tưởng ở các cấp, nhất là cơ sở. Nghiên cứu xây dựng những bộ tài liệu tuyên truyền về Tây Nguyên bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số dưới nhiều dạng khác nhau, sách, thức tờ rơi, cẩm nang... phục vụ cho đối tượng là nhân dân, cán bộ cơ sở, cán bộ làm công tác vận động quần chúng. Nghiên cứu các tài liệu tuyên truyền của các tổ chức phản động để giải thích cho cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số, không để họ ngộ nhận về những cái gọi là “Tin Lành Đê-ga”, “Nhà nước Đê-ga”, sớm đưa ra những luận cứ khoa

học vững chắc làm cơ sở cho đấu tranh, bác bỏ những luận điệu các thế lực thù địch có thể lợi dụng để chống phá.

Các tỉnh uỷ nghiên cứu xây dựng đề án tăng cường giáo dục chính trị và pháp luật cho nhân dân ở các địa bàn dân cư, đặc biệt là thanh niên, học sinh. Chỉ đạo các cơ quan chức năng biên soạn những tài liệu, chuyên đề có nội dung sâu sắc, dễ hiểu phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục số đối tượng liên quan đến các tổ chức phản động ở cộng đồng. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tập trung đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hoá ở khu dân cư” và các phong trào quần chúng khác thiết thực, hiệu quả.

2.3.2.2. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh

Việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh được xác định là công tác cấp bách và lâu dài. Cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Về công tác thông tin, chỉ đạo: Cấp uỷ, chính quyền cơ sở phải được thơng tin thường xun về tình hình an ninh chính trị để nắm được âm mưu, thủ đoạn hoạt động của địch, chủ động ứng phó với các tình huống xấu.

Các tỉnh tập trung đôn đốc, chỉ đạo, huấn luyện, giúp đỡ cấp uỷ cơ sở ở những địa bàn trọng điểm xây dựng các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác an ninh; xây dựng phương án phịng chống biểu tình, bạo loạn sát thực tế. Bảo đảm khi có tình huống phức tạp, cấp xã kịp thời nhận định, đánh giá tình hình, nắm chắc diễn biến tư tưởng của quần chúng, chủ động đề ra chủ trương, biện pháp để xử lý; phân công cho từng cấp uỷ viên huy động lực lượng và tổ chức

phương án giải quyết ngay tại chỗ.

Tổ chức đánh giá, rà sốt, phân loại xã, bn, làng trọng điểm phức tạp về an ninh chính trị để điều chỉnh, bố trí lại lực lượng, cán bộ, đội công tác một cách hợp lý. Phối hợp giữa các lực lượng trong việc nắm chắc hoạt động của các loại đối tượng; quản lý, giáo dục số liên quan đến các tổ chức phản động ở buôn làng; làm tốt công tác tranh thủ người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo.

Tiếp tục bổ sung cán bộ cho các xã trọng điểm. Căn cứ điều kiện đặc thù ở các vùng miền để nghiên cứu ban hành chính sách, quy định, tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số; nâng định mức kinh phí đào tạo cán bộ, cơng chức cấp xã và cán bộ dự nguồn người dân tộc thiểu số; nâng chế độ phụ cấp và sinh hoạt phí cho cán bộ khơng chun trách cấp xã và thôn, buôn ở những địa bàn khó khăn, phức tạp về an ninh chính trị. Tập trung chỉ đạo xây dựng buôn, làng tự quản an ninh.

Ban Tổ chức Trung ương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác phát triển đảng; xây dựng kiện tồn hệ thống chính trị cơ sở; vận dụng linh hoạt chính sách đặc thù về công tác đảng viên và cán bộ trong điều kiện của từng vùng miền để tăng cường phát triển đảng viên là tín đồ tơn giáo và dân tộc thiểu số. Hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, biên chế của phó bí thư chun trách xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Ban Dân vận Trung ương giúp các tỉnh chỉ đạo kiện toàn hệ thống dân vận ở cơ sở; tập trung xố tình trạng “trắng” tổ chức đồn thể ở bn, thơn làng; tổ chức các lớp, các khố bồi dưỡng chính sách dân tộc, tôn giáo và huấn luyện kĩ năng tuyên truyền, vận động quần chúng, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Hướng dẫn việc xây dựng nịng cốt, cốt cán trong quần chúng vùng tơn giáo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các tỉnh uỷ ban hành nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, vận động quần chúng và xây dựng thực lực chính trị

vùng tơn giáo và dân tộc thiểu số trong tình hình mới. Tổ chức quán triệt Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 1.2.2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trị người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để tập trung nắm, tranh thủ, bồi dưỡng ý thức chính trị cho nhân sĩ, trí thức, chức sắc tơn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng họ thành lực lượng tin cậy, đóng góp đắc lực vào việc xây dựng bn, làng ổn định về chính trị xã hội.

2.3.2.3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của Tin Lành Cấp uỷ các cấp cần tiếp tục quán triệt thực hiện chỉ thị số 01/2005/CT/ TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơng tác đối với đạo Tin Lành, đưa hoạt động của các hệ phái Tin Lành đã được công nhận vào quản lý bằng pháp luật, gắn với đấu tranh xoá bỏ cái gọi là “Tin Lành Đê-ga” ở Tây Nguyên... Đẩy nhanh việc cho đăng ký sinh hoạt điểm nhóm ở bn làng, tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo sau đăng ký (nơi thờ tự, sinh hoạt của các điểm nhóm; hướng dẫn, giúp đỡ các điểm nhóm hoạt động đúng quy định, ổn định). Giải quyết đúng chính sách, pháp luật các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị liên quan đến đất đai, tài sản, cơ sở cũ của các tổ chức tôn giáo.

Bằng nhiều biện pháp và phối hợp chặt chẽ giữa cơng tác an ninh chính trị, tơn giáo và dân vận để đấu tranh, không để các tổ chức phản động lợi dụng sinh hoạt tơn giáo nhen nhóm lơi kéo quần chúng, tập hợp lực lượng. Kiên quyết xử lý pháp luật đối với số cầm đầu cực đoan để vô hiệu hố vai trị chỉ đạo, tranh thủ sự ủng hộ của các chức sắc, tín đồ Tin Lành; kiên trì vận động, giáo dục số đồng bào đã đi theo “Tin Lành Đê-ga” để họ thấy rõ

âm mưu lợi dụng hoạt động tôn giáo nhằm thực hiện những mưu đồ chính trị, đưa các cốt cán chức sắc Tin Lành ưu tú cùng sinh hoạt đạo với số này.

Để phòng chống việc truyền đạo trái phép trong đồng bào có hiệu quả, việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đặc tính tâm lý, văn hố tín ngưỡng, phong tục tập quán, yêu cầu về đời sống tâm linh, tinh thần, về đời sống vật chất của mỗi dân tộc là vô cùng quan trọng. Thực tế đã có nhiều cơng trình

nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn trong tình hình hiện nay nói chung, cho vấn đề phịng chống phát triển đạo trái phép nói riêng là: Trên cơ sở nghiên cứu khoa học về từng nền văn hoá, phong tục tập quán, nhu cầu tinh thần, vật chất của đồng bào, phải phát hiện ra những nguyên nhân nào dẫn đến việc đồng bào từ bỏ tín ngưỡng, tập tục của mình để đi theo đạo. Vì sao một tơn giáo đến từ phương Tây lại dễ dàng được chấp nhận và tin theo… Cần phải có những biện pháp hiệu quả bảo vệ, giữ gìn những tín ngưỡng truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp, vừa đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của đồng bào.

2.3.2.4. Giải quyết tốt vấn đề an ninh nông thôn

Cấp uỷ chính quyền các cấp khẩn trương rà soát những vụ việc có thể xảy ra tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, xích mích, mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ dân cư để có chủ trương, biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tập trung giải quyết triệt để những vụ việc đã và đang xảy ra, nhất là những trường hợp thu hồi đất ở một số buôn, làng giao cho các doanh nghiệp trồng rừng, trồng cao su, sản xuất kinh doanh chưa hợp lý.

Trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, tất yếu có những dự án công nghiệp triển khai ở các vùng đồng bào dân tộc hoặc có đạo. Chính quyền các cấp phải làm tốt công tác thẩm định dự án thực sự hiệu quả, làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động thuyết phục và thực hiện chính sách đền bù giải toả minh bạch, có lợi cho dân.

Lãnh đạo, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tôn trọng và bảo đảm quyền lợi, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Khi xử lý các tranh chấp, khiếu kiện đất đai, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ dân cư cần chú trọng đến tập quán của đồng bào ở từng nơi.

2.3.2.5. Tập trung chỉ đạo sản xuất, đời sống, giải quyết những khó khăn, bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khẩn trương củng cố đội ngũ cán bộ, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện chính sách và cơng tác dân tộc, tôn giáo ở cấp huyện và cơ sở. Kiên quyết

không để ách tắc, chậm trễ, tồn động trong việc thực hiện các chương trình liên quan đến chính sách dân tộc, tơn giáo ở địa phương.

Rà sốt tình hình đói nghèo, tái nghèo để có biện pháp giải quyết kịp thời; tăng cường đầu tư các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm thu hút lao động là người dân tộc thiểu số vào các doanh nghiệp để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào, nhất là tầng lớp thanh niên.

Nghiên cứu triển khai các dự án kinh tế - xã hội cho đồng bào ở từng vùng, miền, song nhất thiết phải bảo đảm tính hiệu quả, tránh để các dự án thất bại dẫn đến lãng phí tài sản, làm mất lịng tin của nhân dân, nhất là tín đồ các tơn giáo.

2.3.2.6. Tăng cường cơng tác quốc phịng an ninh, kiên quyết đấu tranh với những hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc

Lực lượng an ninh, quân đội phải đổi mới và nâng cao chất lượng các mặt công tác nghiệp vụ, làm tốt chức năng tham mưu về các biện pháp xử lí, đối sách cụ thể đối với từng loại vi phạm trong các hoạt động tơn giáo, dân tộc nói chung và vấn đề Tin Lành tại Tây Ngun nói riêng để bảo vệ an ninh quốc phịng tại địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 97 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)