Có tài liệu viết là “dân tộc bản địa”, hoặc “cư dân địa phương” Trong tài liệu này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ “người dân tộc thiểu số” (nội dung này được trình bày rõ hơn ở phần sau).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 56 - 57)

59

Hội đồng già làng bầu, có khi theo chế độ cha truyền con nối, thường là người có uy tín, được dân làng suy tơn và kính trọng [6, tr.76 - 77].

Đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên thường sống tập trung; khu vực cư trú của từng dân tộc được phân chia khá rõ rệt. Đa số người Gia Rai sinh sống ở tỉnh Gia Lai (trên 90% dân số), người Ê Đê sống tập trung ở Đắc Lắc, người Mơ Nông sống ở Đắc Nông, người Mạ, người Chu Ru sống ở Lâm Đồng, người Giẻ Triêng ở Kon Tum… Ngoài ra, cịn có một số dân tộc khác như: Chăm, Mường, Mán, Thổ, Tày, Nùng, Mông ở khu vực các tỉnh miền Trung và miền Bắc di cư vào Tây Nguyên, sinh sống rải rác ở các tỉnh. Gia Lai cũng là tỉnh có số lượng tín đồ Tin Lành cao nhất trong khu vực, tiếp sau đó là Đắc Lắc (bao gồm cả Đắc Nông) (Bảng 2.4).

Bảng 2.4: Cơ cấu dân số Tây Nguyên phân theo tôn giáo60 Các tỉnh Tổng số dân (người) Có tơn giáo (%) Trong đó (% tổng số)

Phật giáo Công giáo Tin Lành Tây Nguyên 4.059.900 31,8 9,6 15,7 6,0 Gia Lai 966.900 21,9 6,8 7,9 6,9 Đắc Lắc 1.780.700 26,2 7,4 12,2 6,4 Lâm Đồng 998.000 48,3 16,8 24,6 5,6 Kon Tum 314.200 41,5 7,8 30,6 2,9

Việc di dân từ các vùng khác lên Tây Nguyên đã làm thay đổi mạnh mẽ đến thành phần dân tộc tại đây. Trước năm 1945, dân số các dân tộc ở Tây Nguyên là hơn 30.000 người. Sau này, dân số tăng nhanh do các cuộc di cư lớn. Năm 1954 có nhiều người ở miền Bắc theo Pháp, di cư vào miền Nam, lên Tây Nguyên. Năm 1968, chính quyền Sài Gịn đưa người ở miền Trung lên Tây Nguyên sinh sống. Sau năm 1975, nhiều địa phương trong cả nước tham gia xây dựng kinh tế mới ở Tây Nguyên, tiếp tục cung cấp nhân lực để khai thác tiềm năng to lớn và củng cố an ninh quốc phịng cho địa bàn chiến lược này. Quy mơ dân số và cơ cấu dân tộc ở Tây Ngun ln có sự biến động. Năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người. Năm 1993, dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)