23 Điều 18 Tuyên ngôn về Nhân quyền của LHQ: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn
2.1.1. Giai đoạn trước năm
2.1.1.1. Từ khi du nhập đến năm 1945
Tin Lành29 là tôn giáo thế giới vào Việt Nam khá sớm so với các nước trong khu vực. Năm 1911, Hội liên hiệp Truyền bá Phúc âm Mỹ (CMA) cử ba mục sư là R.A.Gia-phrây, P.M.Hốt-lơ và G.L.Hu-lớt tới Việt Nam truyền đạo, lập cơ sở tại Đà Nẵng, đánh dấu chính thức sự du nhập của Tin Lành tại Việt Nam. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, mượn cớ các giáo sĩ CMA làm gián điệp cho Đức, Pháp đã cấm Tin Lành hoạt động30
. Năm 1927, với số lượng 4.326 tín đồ, Tin Lành được chính quyền thực dân cho phép treo biển ở hội quán với tên gọi Hội Tin Lành Đông Pháp (năm 1942 đổi thành Hội Tin Lành Đông Dương)31. Sau Đại hội đồng năm 1928, Ban Trị sự Tổng liên hội đã làm đơn xin chính quyền Pháp cơng nhận tư cách pháp nhân, nhưng phải đến ngày 19.1.1941, G.Đề-cốt - Tồn quyền Pháp ở Đơng Dương mới gửi văn thư chấp thuận và ngày 19.2.1942 chính quyền thực dân mới chính thức cơng nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh.
Tây Nguyên là một địa bàn được các giáo sỹ Tin Lành đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động truyền giáo trên địa bàn này gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn khơng những bởi sự cách biệt, cản trở về giao thông, địa lý, ngôn ngữ, văn
29 Tin Lành, tiếng Pháp là “bonnes nouvelles”, dịch thoát ý từ Hy Lạp “euaggelion” mà Pháp chuyển âm sang là “évagilé”, dịch nghĩa Hán Việt là Phúc Âm (tức “Tin tức tốt lành”). Đạo Tin Lành vào Việt Nam chủ yếu qua “évagilé”, dịch nghĩa Hán Việt là Phúc Âm (tức “Tin tức tốt lành”). Đạo Tin Lành vào Việt Nam chủ yếu qua các hệ phái Tin Lành Mỹ, đầu tiên là do Hội liên hiệp Truyền bá Phúc Âm Mỹ (CMA) [19, tr.628].
30
Đến năm 1916, mục sư Gia-phrây, lấy danh nghĩa Hội truyền giáo Trung Quốc, đề nghị được vào Việt Nam để truyền đạo và chính quyền Pháp ở Đơng Dương phải chấp thuận. Đến năm 1918, CMA đã thành lập được 05 chi hội Tin Lành ở Bắc kỳ, 06 chi hội ở Trung kỳ và 05 chi hội ở Nam kỳ đều lấy tên là "Hội thánh Tin Lành Đông
Pháp - MEI".
31
năm 1950 đổi thành Hội thánh Tin Lành Việt Nam nhưng khi dịch ra tiếng nước ngoài, hội lại dùng tên là “The Evangelical Church of Vietnam”.
hóa mà cịn do chính sách kiềm chế phát triển Tin Lành của chính quyền thực dân tại Đơng Dương. Cho đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Pháp vẫn hạn chế hoạt động truyền giáo của Tin Lành ở địa bàn bên ngoài các thành phố Đà Lạt và Buôn Ma Thuột bằng cách không cho các giáo sĩ Tin Lành đi thăm các buôn làng, không đi sâu quá 10 km về hai bên các đường quốc lộ để tiếp xúc với người dân và truyền đạo. Việc các giáo sỹ Mỹ xé rào hoạt động ra ngoài vùng lãnh thổ cho phép, lập các tổ chức giáo hội bản xứ được chính quyền thực dân đánh giá như sau: “Nghiên cứu các đòi hỏi của các mục sư Mỹ, có thể thấy
rõ những mưu đồ rất rõ của họ muốn chia cắt địa hạt An Nam thành một số khu vực nhỏ, tương tự như những giáo phận thật sự và đặt một người Mỹ cầm đầu từng khu vực này” [48, tr.92].
Thực dân Pháp cảnh giác đối với Tin Lành bởi lo ngại Mỹ, thông qua các nhà truyền giáo, gây ảnh hưởng và tranh giành quyền lợi tại Đông Dương. Mặc dầu vậy, hội thánh cũng đã đạt được thành công bước đầu là thâm nhập vào địa bàn Tây Nguyên, làm cơ sở để gieo hạt giống đức tin Ki-tô trên vùng đất cao nguyên miền Trung Việt Nam. Năm 1926, người của CMA đã lên Tây Nguyên thăm dò địa bàn truyền giáo mới. Năm 1931, Hasol (Hà San) (người Cơ Ho dạy tiếng dân tộc cho vợ chồng giáo sỹ A.H.Giắc-xơn) đã trở thành người Tây Nguyên đầu tiên theo đạo Tin Lành và sau này trở thành một mục sư có ảnh hưởng quan trọng trong cộng đồng Tin Lành ở Tây Nguyên... Từ năm 1940, việc truyền giáo lên Tây Nguyên được triển khai với quy mô rộng lớn, cùng với sự tham gia của CMA và Hội thánh Tin Lành Việt Nam. Về mặt tổ chức, năm 1942, trước khi diễn ra Đại hội đồng lần thứ 19 của Hội thánh Tin Lành Việt Nam, nhân cuộc gặp mặt các mục sư, truyền đạo hoạt động ở Tây Nguyên, dưới sự chủ trì của A.H.Giắc-xơn, một tổ chức truyền giáo có tên gọi “Bào ngoại bố
đạo đoàn'' đã được thành lập, làm cơ sở cho việc hình thành tổ chức của Tin
Lành ở Tây Nguyên. Tại Đại hội đồng lần thứ 19 (1942) Hội thánh Tin Lành Việt Nam đã thông qua quyết định nâng đỡ việc truyền giáo ở vùng Tây Nguyên. Cũng trong khoảng thời gian những năm 1930 - 1940, hầu hết các mục
sư của Hội thánh Tin Lành Việt Nam thay nhau lên hoạt động ở Tây Nguyên. Tính đến năm 1945, ở Tây Nguyên đã có 11 dân tộc có người theo đạo Tin Lành như Cơ Ho, Chăm, H’rê, Ba Na, Chu Ru với tổng số tín đồ khoảng 1.000 người, đơng nhất là dân tộc Chăm: 200 người, Cơ Ho: 150 người, Gia Rai: 70 người, Chu Ru: 50 người, Mơ Nông: 35 người và Ba Na 30 người [60, tr.422].
2.1.1.2. Từ năm 1945 - 1954
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2.9.1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đại biểu của Tin Lành là một trong ba đại diện của tôn giáo được mời tham dự trong ngày Quốc khánh. Đây là một trong những dấu mốc lịch sử của Tin Lành tại Việt Nam. Ngay sau khi thành lập nước, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định “đồn kết Lương - Giáo”, tơn trọng “tự do
tín ngưỡng, tơn giáo” và tự do “khơng tín ngưỡng, tơn giáo”. Theo giới chức Tin
Lành, trong một cuộc hội kiến tại Hà Nội, tháng 9 năm 1945, khi Hồ Chủ tịch đã khuyên mục sư Lê Văn Thái nên lập một hội “Tin Lành cứu quốc” nhưng vị mục sư này đã từ chối với lí do “Tin Lành khơng làm chính trị”. Những người Tin Lành lập luận: “Nếu tơn giáo đi đơi với chính trị, thì khi tơn giáo mạnh sẽ
chi phối chính trị và ngược lại, khi chính trị mạnh sẽ chi phối tơn giáo. Trong hai cái đó, ln có cái này hoặc cái kia chi phối nhau” [46, tr.82]... Điều lệ của
Hội thánh Tin Lành Việt Nam năm 1936 cũng khẳng định: “Về những việc can
thiệp đến chính trị hoặc việc gì khác ngồi mục đích của Hội thánh thì Hội thánh quyết không bàn đến” [20, tr.25].
Người Tin Lành khẳng định “không làm chính trị”, nhưng trong tháng 8 năm 1945, khi toàn thể nhân dân Việt Nam đã và đang chuẩn bị nổi dậy ở khắp nơi để giành chính quyền, một số chức sắc Tin Lành lại tung tin được Chúa hiển thị cho biết ngày 30.9.1945 (sau này họ sửa lại là ngày 1.10.1945) sẽ là “ngày
tận thế” và “ma quỷ sẽ nổi lên quấy phá trần gian”. Nghe tin này, có khơng ít
gia đình tín đồ Tin Lành đã bán nhà cửa, tài sản, chạy núp vào nơi kín đáo để chờ Chúa đón lên thiên đàng. Sau khơng thấy gì, nhiều người đã khơng tin và bỏ đạo. Có người nói, cũng chính bởi vụ việc này, có nhiều người khơng cịn tin
theo Tin Lành nên số tín đồ Tin Lành Việt Nam thời gian sau đó bị giảm đáng kể [48, tr.90]. Một thực tế là, trong bối cảnh dân tộc Việt Nam đang dốc sức để chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập dân tộc, thái độ “đứng ngồi chính
trị” đã khiến những người Tin Lành chưa đồng hành cùng dân tộc, chưa đi theo
dòng thác cách mạng. Như lời một tu sĩ từng nói, trong bối cảnh chủ quyền quốc gia bị đe doạ, sự im lặng hay từ chối tham gia bảo vệ đất nước có thể coi như một sự phản bội hay đồng loã với cái ác.
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), đất nước bị phân chia thành những vùng tự do, vùng tạm chiếm. Trong những năm đầu kháng chiến, Hội thánh Tin Lành Việt Nam rơi vào suy thoái. Tại những vùng tạm chiếm, những giáo sỹ CMA bắt đầu quay trở lại Việt Nam. Từ năm 1948, sinh hoạt của đạo Tin Lành ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam dần được phục hồi. Các mục sư, truyền đạo trở về nhiệm sở, các nhà thờ mở cửa trở lại và các sinh hoạt tín ngưỡng của tín đồ được thực hiện đều đặn… Do bị lệ thuộc vào sự viện trợ của Mỹ nên thái độ của giới chức người Pháp tại Đông Dương đối với các giáo sỹ Tin Lành cũng có phần thay đổi. Thay vì việc cảnh giác và hạn chế trước đây, người Pháp đã tỏ vẻ thân thiện và tạo điều kiện giúp đỡ các giáo sỹ Tin Lành hoat động [24, tr.167].
Cũng trong thời kỳ này, việc truyền bá Tin Lành ở Tây Nguyên được Hội thánh Tin Lành Việt Nam và các giáo sỹ người nước ngồi tổ chức theo quy mơ và phương thức mới. Một số thiết chế truyền giáo và hỗ trợ truyền giáo được thành lập dành riêng cho vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Năm 1949, “Bào
ngoại bố đạo đồn” họp lần thứ hai ở Bn Ma Thuột đã đổi tên thành “Đoàn truyền giáo Tin Lành Việt Nam''32. Các trường Kinh thánh ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, bệnh viện phong ở Buôn Ma Thuột và nhiều phương tiện tuyên truyền khác cũng được huy động phục vụ hoạt động truyền giáo tại khu vực này. Năm 1947, Trường Kinh thánh Buôn Mê Thuột được xây dựng dựa trên cơ sở lớp học