PR: public relations (tạm dịch là “quan hệ công chúng”).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 72 - 79)

quyền “tự do tôn giáo” và “nhân quyền”; hay “Nhà nước Việt Nam không quan

tâm đến những dân nghèo và tín đồ Tin Lành nên cịn để bà con đói ăn... nhờ có sự quan tâm của chính phủ Mỹ nên Tin Lành đã có mặt ở đây để giúp đỡ tín đồ Tin Lành và người dân nghèo”, “Chỉ có Tin Lành và đức Chúa Trời mới sát cánh bên đồng bào trong những lúc khó khăn, hoạn nạn như thế này”, “Ai đi theo Tin Lành sẽ được Mỹ ủng hộ, còn theo Đảng, theo cách mạng sẽ mãi nghèo nàn”, “Nếu đi theo đức Chúa Trời sẽ tránh được những tai ương trong cuộc sống và được may mắn, hạnh phúc và giàu sang”. Ngoài ra, một số người đó

cịn tận dụng hoạt động này để vận động tín đồ xây dựng, sửa chữa nhà ở của gia đình thành điểm sinh hoạt tơn giáo chung (nhà nguyện), mở rộng cơ sở của nhà thờ... Một ví dụ khác, Nhà nước Việt Nam đã đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để phát triển cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân Tây Nguyên. Tại một số địa phương, có nhiều hộ gia đình nghèo khó, khơng đủ tiền để kéo điện từ ngồi đường về nhà để thắp sáng và sinh hoạt. Giáo sĩ Tin Lành đã xuất hiện, giúp đỡ tiền để mua dây điện, lắp đèn chiếu sáng. Tất nhiên, họ cũng không quên tranh thủ tuyên truyền rằng “Đức Chúa Trời đã đem ánh sáng cho bà con, đi theo Đức Chúa Trời mọi người

sẽ được hưởng cuộc sống văn minh, hiện đại”...

Ở một khía cạnh nào đó, hoạt động phát triển hội thánh, mở rộng lực lượng cũng như các chương trình từ thiện nhân đạo của Tin Lành tại Tây Nguyên đã bị lợi dụng, khiến cho hoạt động của Tin Lành khơng cịn là hoạt động tôn giáo thuần túy, đã mang màu sắc chính trị, nhằm phục vụ cho quyền lợi của một nhóm người núp bóng hoạt động tôn giáo.

Hai là, Mỹ - phương Tây lợi dụng vấn đề Tin Lành tại Tây Nguyên để can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam.

Xu thế tồn cầu hố tăng nhanh, dường như một tất yếu lịch sử, lại được thao túng bởi một siêu cường và các cường quốc. Con người chưa biết tin vào đâu và sẽ đi đến đâu trong một thế giới đầy mâu thuẫn, tương lai khó dự đốn. Con người đang đứng trước vô vàn những nguy cơ bùng nổ, những mối đe doạ,

ngỡ ngàng và xa lạ trước một thế giới mà dường như cái ác đang thắng thế… Trong bối cảnh đó, “các tổ chức tơn giáo buộc phải lí giải các vấn đề trần thế,

tham gia tích cực hơn vào các hoạt động phi tôn giáo, kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, thậm chí là cả quân sự”. Đối với trường hợp của Tin Lành, trong

khi tơn giáo này khơng cịn phát triển mạnh, thậm chí có phần suy thối tại khu vực Âu - Mỹ, hiện tượng “khơ, nhạt đạo” của các tín đồ ở châu Âu là rõ rệt và những kết quả điều tra xã hội học tôn giáo trong những thập kỷ gần đây cho thấy “kỷ ngun hậu Ki-tơ đã điểm”65

thì hạt giống Tin mừng của đức tin Ki-tơ lại có phần nở rộ tại các nước thuộc địa bàn Á - Phi. Tin Lành đang cùng chuyển hướng tuyên truyền sang phương Đông với sự hỗ trợ của các thế lực kinh tế và chính trị… Mục tiêu truyền giáo của các tơn giáo này là các vùng hẻo lánh thuộc các nước châu Á, cụ thể là các nước xưa nay chịu ảnh hưởng của văn minh Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, đặc biệt là các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Các tơn giáo này, với kinh nghiệm truyền đạo vào những cộng đồng người mà họ cho là lạc hậu, chậm tiến, đời sống và điều kiện kinh tế còn sơ khai, đang nhằm thực hiện những ý đồ chính trị của các cường quốc có lợi ích ở đó [56, tr.169].

Chính giới phương Tây từng quan niệm, Tin Lành là tôn giáo tự do, ở đâu có Tin Lành, ở đó sẽ có “tự do và dân chủ”. Đạo Tin Lành không chỉ là một thành tố cấu tạo nên hệ thống quyền lực của một số nước phương Tây, mà còn là công cụ rao truyền những thước đo “giá trị tự do, dân chủ” của họ tại các quốc gia Cộng sản. Một số người cho rằng, nếu các hệ phái Tin Lành tại Việt Nam cùng tích cực phát triển sẽ giúp Tin Lành nhanh chóng trở thành một thế lực lớn mạnh trong đời sống xã hội tại Việt Nam, khi đó Tin Lành và các tơn giáo khác sẽ đủ lực lượng để buộc Nhà nước Việt Nam phải “tuân theo con đường của

lương tâm”, phải biến vấn đề tơn giáo và dân tộc, trong đó có đạo Tin Lành tại

Tây Nguyên thành một “khối u ác tính” trong xã hội để thử sức chống đỡ của chính quyền Việt Nam.

65 Cách dùng từ của G.Sút-tơ trong Đời sống tơn giáo của người Pháp qua thăm dị dư luận, (2 tập), Nhà xuất bản CNRS, Pa-ri, 1984 bản CNRS, Pa-ri, 1984

Người Mỹ cũng cho rằng, trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dựa vào ba lực lượng chính là “liên minh giai cấp cơng

- nông”, “tôn giáo” và “dân tộc” để chiến thắng quân đội Mỹ. Trong giai đoạn

hiện nay, nhằm thực hiện “Diễn biến hồ bình”, “chuyển hố Việt Nam”, người Mỹ cũng sẽ sử dụng chính những lực lượng này để chống phá Nhà nước Việt Nam. Hơn nữa, người Mỹ sẽ không quên, không thể làm ngơ trước “những

người miền núi anh em” (người dân tộc thiểu số) đã từng giúp đỡ quân đội Mỹ

trong những cuộc chiến tranh tại Việt Nam - Đông Dương trước đây... Kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Mỹ càng đặc biệt quan tâm tới vấn đề Tây Nguyên. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ từng khẳng định, vấn đề người dân tộc thiểu số Tây Nguyên được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của Mỹ ở Việt Nam. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Rốt từng tuyên bố trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ là phải tiếp tục gây sức ép với Chính phủ Việt Nam để có đối xử thỏa đáng với người dân tộc thiểu số Tây Nguyên [8, tr.80]…

Năm 1998, Chính phủ Mỹ đã ban hành Luật Tự do tôn giáo quốc tế (HR.2431), thành lập Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF), cử Đại sứ lưu động về tự do tơn giáo quốc tế. Mỹ tự cho mình quyền phán xét tình hình tự do tơn giáo ở các nước và địi can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này. Năm 1999, đoàn ngoại giao Mỹ do Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo quốc tế Rơ-bớt Xếp và Phó trợ lý Ngoại trưởng thuộc Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Ben-nét Phrê-mân dẫn đầu, đã đến Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đệ trình Quốc hội nước này bản báo cáo về tình hình tơn giáo ở 196 nước trên thế giới, trong đoạn viết về tình hình tự do tơn giáo tại Việt Nam, báo cáo này vu cáo rằng, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam còn “hạn chế”. Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ XXI của Mỹ (tháng 1 năm 2000) xác định: “xung đột sắc

tộc... là thách thức lớn đối với các giá trị về an ninh của Mỹ”. Đây là một hình

thức “vi phạm nhân quyền” mà Mỹ có thể hành động “quân sự tập thể” và dùng “áp lực đồng thời kinh tế - chính trị kết hợp với ngoại giao” [22]. Năm 2000, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo hàng năm về về tình hình tơn giáo ở 104 nước

trên thế giới, trong đó có 17 trang viết về tình hình tại Việt Nam với một số nội dung xuyên tạc: Việt Nam “hạn chế”, “gây khó dễ cho các hoạt động tơn giáo”, “Chính phủ Việt Nam bắt bớ và bỏ tù các tín đồ tơn giáo” và “tình hình tơn giáo

ở Việt Nam khơng có gì được cải thiện”. Năm 2001, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc

tế của Mỹ đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ C.Pao-oen và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Ơ-ni-ên khuyến nghị đưa Việt Nam ra Khóa họp 55 Nhân quyền tại Giơ-ne- vơ và ngăn cản khoản tiền 800 triệu đô la Mỹ do các tổ chức Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự định cho Việt Nam vay trong kế hoạch xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện phát triển. Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam HR.283366

với nội dung vu cáo Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo và những người dân tộc thiểu số”... Từ đầu năm 2002, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liệt kê Việt Nam và một số nước khác là “những quốc gia dùng biện pháp độc đoán để kiểm sốt tự do tơn giáo”... Từ năm 2001

đến tháng 5 năm 2004, tại Quốc hội liên bang Mỹ đã có 13 cái gọi là “nghị

quyết” có liên quan đến vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” và “tự do tôn giáo”

được đệ nạp lên Ủy ban chức năng của Quốc hội và Quốc hội Mỹ. Ngày 15.9.2004, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo hàng năm về tình hình tự do tơn giáo quốc tế Mỹ, trong đó đã đưa Việt Nam vào bản danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC)67. Bản báo cáo này đã xuyên tạc tình hình tại Việt Nam và cho rằng, Việt Nam “chưa tôn trọng” quyền tự do tôn giáo mặc dù nhiều hoạt động tôn giáo có được “cải thiện chút ít”, quyền tự do tơn giáo của một số nhóm, đặc biệt là “Tin Lành thiểu số và Phật giáo độc lập đã tồi tệ hơn”. Năm 2005, mặc dù báo cáo của Mỹ đã đánh giá cao những “chuyển biến tiến

bộ” của tình hình tự do tơn giáo tại Việt Nam nhưng cũng nêu lên những “vấn đề tồn tại” liên quan đến vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam và tiếp

tục xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm. Tháng 11

66

Đến cuối năm 2002, đạo luật này đã hết thời hạn đệ trình lên Quốc hội Mỹ do bị tắc lại ở Tiểu ban Đơng Á - Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ngày 3.4.2003, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cùng 30 hạ nghị sỹ của đảng Dân chủ và Cộng hịa chính thức tái đệ nạp Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2003 - DL/2003.

67

Danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm có 8 nước, gồm 3 nước Việt Nam, Ê-ti-rơ-ri-a, Ả-rập Xê-út mới được bổ sung, 5 nước tiếp tục bị xếp loại: Mi-an-ma, Trung Quốc, I-ran, Triều Tiên và Xu-đăng.

năm 2006, trước khi Tổng thống Mỹ G.U.Bu-sơ sang Việt Nam tham dự Hội nghị APEC 2006, Bộ Ngoại giao Mỹ đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm. Hành động này được coi như là một “động thái

mới” của Mỹ trong quan hệ đối ngoại với Việt Nam nhằm phục vụ những tính

tốn chính trị mới của Mỹ tại khu vực. Từ năm 2006 đến nay, mặc dù không đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm song vấn đề “tự

do tơn giáo” vẫn được chính giới Mỹ tiếp tục lợi dụng để tác động với Việt

Nam trong một số hoạt động thuộc lĩnh vực khác.

Lợi dụng các vấn đề “tự do tôn giáo”, “dân chủ” và “nhân quyền” để gây sức ép, tìm cách can thiệp vào cơng việc nội bộ của Việt Nam đã trở thành một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các thế hệ đại sứ Mỹ tại Hà Nội. Các đoàn quan chức Mỹ vào Việt Nam và Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã nhiều lần đến Bộ Ngoại giao, Ban Tơn giáo Chính phủ, Bộ Công an để chất vấn về tình hình tự do tơn giáo, vấn đề đạo Tin Lành tại Việt Nam, đòi cơ quan chức năng “trả tự do vơ

điều kiện” cho một số đối tượng tín đồ Tin Lành đang bị giam giữ vì lí do hoạt

động chống phá chính quyền. Khi đến tìm hiểu tình hình tơn giáo tại một địa phương ở Việt Nam, Đại sứ Mỹ đã có những lời lẽ gay gắt về việc “chính quyền

cấm đốn đạo Tin Lành hoạt động” và công khai tuyên bố: “Tin Lành dù có ở bất kỳ nơi đâu cũng đều liên quan đến người Mỹ”. Đối với vấn đề Tin Lành tại

Tây Nguyên, phía Mỹ cịn địi Việt Nam cho phép “mở cửa các nhà thờ” và “tự

do hành đạo”, khơng có sự “bắt bớ” hoặc “đe dọa” của cảnh sát, “chấm dứt việc cưỡng bức hồi hương” đối với những người vượt biên giới trái phép sang Cam-

pu-chia, cho phép các tổ chức phi chính phủ quốc tế được “tiếp cận không giới

hạn” tại Tây Nguyên để “cung cấp viện trợ nhân đạo” và “viện trợ phát triển”.

Tại một số buổi điều trần về “vấn đề tự do tôn giáo” tại Việt Nam, một số nghị sỹ Mỹ còn đòi Nhà nước Việt Nam cho phép Mỹ thành lập một Văn phòng của Tòa tổng lãnh sự quán tại Tây Nguyên để “hỗ trợ di cư hợp pháp” và “viện trợ

Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, Mỹ và các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành tại Tây Nguyên nói riêng để can thiệp vào cơng việc nội bộ của Việt Nam, Tin Lành đã trở thành một trong những phương tiện để truyền bá giá trị “tự do”, “dân chủ” của Mỹ và phương Tây tại Việt Nam.

Ba là, vấn đề đạo Tin Lành tại Tây Nguyên đã và đang bị các thế lực thù địch lợi dụng, trở thành cơng cụ chống phá, kích động đấu tranh địi “tự trị”, “li khai”, tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Từ xa xưa, Tây Nguyên đã là vùng đất có nhiều xáo trộn bởi những diễn biến nội tại và những tranh chấp của các thế lực ở bên ngoài. Kẻ thù thực dân và đế quốc nhấn mạnh yếu tố khác biệt giữa người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với người Kinh để phủ nhận yếu tố công dân Việt Nam, tìm cách thực hiện âm mưu “chia để trị”, chia Việt Nam thành nhiều vùng miền khác nhau, làm suy giảm sức mạnh đoàn kết chiến đấu giành độc lập tự do của cộng đồng các dân tộc tại Việt Nam. Cụ thể là, thực dân Pháp muốn tách Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam để thành lập một liên bang của Pháp68, giành độc quyền khai thác tài nguyên và ngăn chặn các hoạt động đấu tranh của người dân Tây Nguyên. Có ý kiến cho rằng, người Pháp nghĩ rằng, với số dân ít ỏi, trình độ lạc hậu lại khơng đồng nhất, Tây Nguyên sẽ sớm bị mai một hoặc bị đồng hoá trức sự tràn ngập của “cơng

dân” Pháp [40]. Chính sách Thượng vụ của chính quyền Ngơ Đình Diệm nhằm

“dân tộc hoá” cả đời sống vật chất lẫn tinh thần cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên khiến mâu thuẫn giữa người Tây Nguyên với chính quyền ngày càng tăng69

. Mỹ đã thực hiện một chương trình hành động, trong đó có hỗ trợ về mặt quân sự, tạo ra một mối quan hệ chủ - tớ đặc biệt, thúc đẩy phong trào li khai trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên [49, tr.40]... Bước sang thế kỷ

68

Âm mưu tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được thể hiện rõ trong Sắc lệnh ngày 27.5.1946, theo đó vùng cao nguyên miền Trung này được tổ chức thành một liên bang thuộc Pháp, quyền hành pháp do các Quận hành chính đặc biệt phụ trách dưới quyền điều khiển, kiểm soát trực tiếp của Phủ Cao uỷ Pháp.

69

Chưa kể những cán bộ, cơng chức cũng như những qn nhân của chính quyền Việt Nam Cộng hồ ngày đó phần lớn đều là những thành phần bất hảo, khi bị đổi len Tây Ngun thường có tâm lý tự coi mình bị lưu đầy nên sinh ra tâm trạng bất mãn, làm việc tắc trách, có thái độ khinh miệt dân chúng, bất chấp cả những điều kiêng cữ, tơn kính của đồng bào [40]…

XXI, âm mưu chia cắt đó được tiếp tục thực hiện dưới chiêu bài mới là kích động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôn giáo và chính trị trường hợp đạo Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên hiện nay Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)