2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tiêu dùng tại VPBank
2.2.3. Thực trạng nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng
2.2.4. Diên biến quy mô và tỷ lệ nợ quá hạn tỉn dụng tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động mà rủi ro tín dụng rất lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của VPBank là thấp so với các loại hình cho vay khác. VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ, nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước khiến các doanh nghiệp, các cá nhân là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, dẫn tới tỷ lệ nợ xấu tăng cao là điều không thể tránh khỏi.
Năm 2010, dư nợ quá hạn TDTD tăng mạnh, cao hơn năm 2009 tới 44,1 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 2,13% trên tổng dư nợ TDTD. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho VPBank khi ngân hàng đã giảm những điều kiện cho vay trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường để đạt được mục tiêu kinh doanh. Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8 : Dư nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng
Tới năm 2011, nợ quá hạn TDTD của VPBank lại tiếp tục tăng tới 44,4 tỷ đồng so với năm 2010. Dù tỷ lệ nợ quá hạn TDTD giảm còn 2,01% nhưng
Nội dung 2009 2010 2011 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ quá hạn TDTD 173,3 100 215,4 100 259,8 100 ĩ. NQH TDTD ngắn hạn 69,1 39,9 81,6 37,9 97,7 37,6 2. NQH TDTD trung, dài hạn 104,2 60,1 133,8 62,1 162,1 62,3
nguyên nhân là do dư nợ TDTD tăng nhanh hơn mức tăng của nợ quá hạn chứ không phải nhờ công tác quản lý RRTD của ngân hàng đạt hiệu quả tốt hơn.
Biểu đồ 2.7 : Tỷ trọng NQH TDTD trong tổng NQH tín dụng củaVPBank VPBank
Đơn vị: Tỷ lệ %
□ Tổng dư nợ quá hạn TD □ Nợ quá hạn TDTD
Năm
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)
Mức độ RRTD tiêu dùng ngày càng tăng cao một lần nữa được khẳng định thông qua tỷ trọng nợ quá hạn TDTD trong tổng NQH. Qua biểu đồ trên ta thấy, nợ quá hạn TDTD chiếm một tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư NQH của ngân hàng. Ngân hàng đang cố gắng mở rộng TDTD nhưng chất lượng các khoản vay TDTD so với chất lượng tín dụng chung của tồn hệ thống là kém hơn, do đó NQH nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng NQH của ngân hàng. Trước tình hình đó, VPBank cần chú trọng hơn tới vấn đề RRTD tiêu dùng chứ không nên chỉ tập trung phát triển nóng doanh số cho vay để có thể phát triển bền vững. Đồng thời nhanh chóng đưa ra các biện pháp củng cố chất lượng TDTD, kiểm
soát chặt các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu hạn chế rủi ro do hoạt động TDTD mang lại.
2.2.2.1.2. Cơ cấu nợ quá hạn tỉn dụng tiêu dùng
Khi xem xét về thực trạng nợ quá hạn tại một ngân hàng thì chỉ tiêu cơ cấu là khá quan trọng. Cơ cấu nợ quá hạn tiêu dùng cho biết ngân hàng đang gặp rủi ro ở khu vực nào.
Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng theo thời gian
Dư nợ quá hạn TDTD 1733 215,4 259,8
1. Do khách hàng 119 146 178
2. Do ngân hàng 48 59,4 66,8
3. Nguyên nhân khác 8.3 10 15
(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh 2009-2011)
Dựa vào số liệu trên ta thấy, tổng nợ quá hạn tăng rất nhanh, chủ yếu là do nợ quá hạn trong các khoản vay trung và dài hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn TDTD trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn TDTD và tỷ trọng này ngày càng cao hơn. Nếu tỷ trọng năm 2009 là 60,1%, năm 2010 là 62,1% thì đến năm 2011 đã ở mức 62,3%. Tỷ trọng cao của nợ quá hạn trung và dài hạn là do ngân hàng tập trung tín dụng trung và dài hạn trong đó có nhiều khoản phát sinh vấn đề chuyển sang nợ quá hạn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua tình hình kinh tế có nhiều biến động bất ngờ khiến các khách hàng, đặc biệt là khách hàng vay trung dài hạn khơng
59
dự tính được chính xác thu nhập, chi phí hàng tháng do đó gặp nhiều khó khăn trong
trả nợ cho ngân hàng.
Trong năm 2010, nợ quá hạn TDTD ở kỳ hạn ngắn tuy có giảm về tỷ trọng nhưng vẫn tăng tới 12,5 tỷ đồng so với năm 2009. Sang năm 2011, con số này lại tăng thêm 16,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng của dư nợ TDTD trong tổng dư nợ của ngân hàng đang tăng nhanh, do đó kiểm sốt tốt các khoản vay có kỳ hạn ngắn cũng là điều mà ngân hàng cần chú trọng hơn nữa.
Bên cạnh phân chia nợ quá hạn TDTD theo thời hạn, chúng ta cũng có thể phân chia nợ quá hạn tiêu dùng theo nguyên nhân gây ra nợ quá hạn để biết được nguồn gốc của những khoản nợ này.
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ quá hạn TDTD theo nguyên nhân
Giá trị Giá trị ± % Giá trị ± %
1. Dư nợ TDTD 5.645 10.114 179% 12.928 128%
2. Nợ xấu TDTD 158,06 192,17 122% 254,68 153%
3. Tỷ lệ nợ xấu 2,80% 1,9% 1,97%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)
Bảng trên phân nợ quá hạn tiêu dùng theo 3 nhóm ngun nhân chính là do khách hàng, do ngân hàng và do nguyên nhân khác. Theo bảng trên, ta có thể thấy rõ nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn TDTD là do khách hàng. Điều này là do thực tế đặc thù khách hàng của TDTD chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình, những người có thể gặp rất nhiều rủi ro trong cuộc sống như gặp thiên tai, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, mất việc làm... dẫn tới khó khăn, thậm chí là mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.
60
Nợ quá hạn phát sinh do ngun nhân từ phía ngân hàng cũng có xu hướng tăng cao trong năm 2010 và 2011. Qua đây cho thấy công tác thẩm định TDTD của ngân hàng chưa thật tốt, chưa đánh giá được đúng tính khả thi của khoản vay, có thể do trình độ cán bộ cịn yếu kém hay quy trình thiếu chặt chẽ.
2.2.2.2. Thực trạng nợ xấu tín dụng tiêu dùng
2.2.2.2.1. Tỷ lệ nợ xấu tỉn dụng tiêu dùng và diên biến quy mô nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu TDTD được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ tín dụng tiêu dùng
Sang năm 2010, nợ xấu TDTD tăng thêm 34,11 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 22% so với năm 2009. Đến năm 2011, nợ xấu TDTD là 254,68 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2010 (62,54 tỷ, tương đương tăng 53%). Đây là biến động khơng có lợi cho ngân hàng, thể hiện tình hình chất lượng dư nợ tiêu dùng không mấy khả quan. Ban lãnh đạo VPBank cần phải đưa ra những biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình trên, đảm bảo khơng để ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Nợ xấu TDTD 158,0 6 100 192,17 100 254,68 100 Nhóm 3 111 70,23 139 72,33 171,2 67,22 Nhóm 4 38,06 24,08 40,77 21,22 69,38 27,24 Nhóm 5 9 5,69 12,4 6,45 14,1 5,54
Biểu đồ 2.8: Diễn biến dư nợ xấu tín dụng tiêu dùng
Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ toàn cầu làm ảnh hưởng tới tỷ giá và làm cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, lạm phát tăng cao... tình hình kinh tế khó khăn, nhiều khách hàng bị chuyển từ nhóm nợ tốt xuống nợ xấu khiến tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu TDTD đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu TDTD năm 2010 ở mức 1,9% và năm 2011 là 1,97%, tuy cao hơn mức trung bình nợ xấu của ngân hàng ở hai năm trên nhưng vẫn ở mức thấp hơn mức trung bình của ngành là trên 2%. Đây cũng là một tín hiệu mang tính khích lệ với VPBank.
2.2.2.2.2. Cơ cấu nợ xấu tỉn dụng tiêu dùng
Nợ xấu TDTD của VPBank có ở cả nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Trong đó tập trung vào nợ nhóm 3 với tỷ trọng cao, chiếm 70,23% năm 2009, chiếm 72,33% trong năm 2010 và 67,22% năm 2011. Nợ nhóm 5 được kiềm chế hơn trong năm 2011, chỉ chiếm khoảng 5,54% trong tổng nợ xấu TDTD.
Năm 2011, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã phần nào được giải quyết, tình hình kinh tế khởi sắc hơn, tỷ giá, lãi suất và các biến số vĩ mô khác dần đi vào ổn
định, tạo cơ sở cho hoạt động của các cá thể trong nền kinh tế. Nhiều khách hàng của ngân hàng đã có được khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì thế mà nợ nhóm 3 và 5 có xu
hướng giảm về tỷ trọng. Bảng 2.12 sẽ cho thấy rõ điều này: Bảng 2.12: Phân loại nợ xấu TDTD theo nhóm nợ
Tỷ trọng (%) (%) Tỷ trọng (%) Nợ xấu TDTD 158,06 100 192,17 100 254,6 8 100 Nợ xấu ngắn 59 37,33 49 25,5 62 24,34 Nợ xấu trung, dài hạn 99,06 62,67 143,17 74,5 192,6 8 75,66
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)
Bên cạnh đó, đạt được kết quả trên cũng là do VPBank đã chủ động tích cực xử lý nợ xấu TDTD ngay khi phát sinh ở nhóm 3. Đây là một cố gắng lớn của ngân hàng trong công tác hạn chế RRTD tiêu dùng khi mà số lượng khoản vay ngày càng gia tăng.
Cơ cấu kỳ hạn nợ xấu TDTD của VPBank được thể hiện rất rõ trong bảng dưới đây:
63
Bảng 2.13: Phân loại nợ xấu TDTD theo thời gian nợ
Tông dư nợ TDTD 5.645 10.114 12.928 DPRRTD TD 46,3 85,9 118 Tỷ lệ DPRRTD TD (%) 0,82 0,85 0,91 Tỷ lệ nợ xấu TDTD (%) 2,80 1,9 1,97 Tông nợ xấu TDTD 158,06 192,17 254,68 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro (%) 29,29 44,7 46,3
(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh 2009-2011)
Cơ cấu theo thời hạn của nợ xấu TDTD của ngân hàng cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để nhận thấy rủi ro của ngân hàng đang nằm chủ yếu ở kỳ hạn nào. Nợ xấu ngắn hạn cũng như trung và dài hạn đều có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua. Nợ xấu trung và dài hạn TDTD liên tục tăng trong các năm từ 2009 tới 2011, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, 99,06 tỷ đồng năm 2009; 143,17 tỷ đồng năm 2010 và 192,68 tỷ đồng năm 2011. Điều này cũng là dễ hiểu khi mà tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn TDTD ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng và tín dụng trung và dài hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn tín dụng ngắn hạn.
2.2.2.3. Tình hình dự phịng rủi ro và khả năng bù đắp rủi ro
Nợ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó ln tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bản thân các ngân hàng ln trích lập dự phịng rủi ro.
64
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về trích lập dự phịng rủi ro
46,3 tỷ đồng, chiếm 0,82% tổng dư nợ TDTD năm 2009, tới 85,9,3 tỷ đồng, chiếm 0,85% tổng dư nợ TDTD năm 2010 và 118 tỷ đồng, chiếm 0,91% tổng dư nợ TDTD năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do những khó khăn của nền kinh tế gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với VPBank, nợ xấu gia tăng nên mức dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng phải tăng.
Xét về tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro thì ngân hàng đang đạt mức tốt. Tuy tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhưng tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro có chiều hướng tăng mạnh, năm 2009 là 29,29% nhưng tới năm 2010 tỷ lệ này đã lên tới 44,7% và năm 2011 tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro đã là 46,3%, điều này có nghĩa là nếu có rủi ro xảy ra thì khả năng bù đắp bằng quỹ DPRR sẽ tăng lên, đây là một dấu hiệu tốt.