(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011)
Tỷ trọng TDTD có xu hướng tăng đều đặn qua các năm. Dư nợ TDTD năm 2010 đạt 10.114 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 39,9% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2010, nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng chung đạt 160% thì tốc độ tăng của TDTD vượt hẳn lên trên, đạt 179,2 %. Đến năm 2011, dư nợ TDTD đạt 12.928 tỷ đồng chiếm 44,3% tổng dư nợ và tăng 127% so với năm trước. Có được kết quả trên là do đời sống người dân ngày càng cao nhu cầu mua, xây, sửa chữa nhà và mua ô tô tăng nhiều và ở đây cũng phải kể đến nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo VPBank trong công tác quảng bá phát triển thương hiệu, nỗ lực của đội ngũ cán bộ tín dụng thoả mãn nhu cầu của nhiều khách hàng và sự nỗ lực trong việc thu hút được nhiều khách hàng đến vay tại ngân hàng.
Tăng trưởng dư nợ TDTD cũng như tỷ trọng của TDTD so với dư nợ tín dụng qua các năm dẫn tới sự tăng lên về doanh thu hoạt động TDTD mang lại cho ngân hàng.
Nếu như năm 2009 thu nhập từ lãi cho vay của VPBank là 2.164 tỷ đồng trong đó hoạt động TDTD mang về cho ngân hàng khoản lãi là 736,5 tỷ đồng. Sang năm 2010, sự tăng trưởng cao dư nợ tín dụng trong đó TDTD chiếm tỷ trọng lớn hơn, nên thu lãi TDTD lên tới 1.023 tỷ đồng, tăng 286,5 tỷ (38,7%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do năm 2010, lãi suất huy động vốn đã dần ổn định hơn, thêm vào đó, cuộc chạy đua giữa các ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng khiến thị trường cạnh tranh ngày càng sôi động hơn. Điều này buộc VPBank phải đưa ra những mức lãi suất cho vay thấp hơn năm 2009 để cạnh tranh, dẫn tới tình trạng dù dư nợ cho vay tăng nhưng thu nhập lãi thì lại giảm thể hiện qua bảng sau: