3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng
3.2.3. Kiểm tra tín dụng chặt chẽ hơn
Một biện pháp đảm bảo an toàn trong cho vay là cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an tồn, hiệu quả.
Thơng qua việc theo dõi vốn vay, cán bộ tín dụng cần lưu ý khách hàng biết kỳ hạn trả nợ và đôn đốc họ thu xếp ngân quỹ để trả nợ ngân hàng đúng thời gian thoả thuận. Nếu do nguyên nhân khách quan mà khách hàng không thể trả nợ đúng
hạn thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập giấy xin điều chỉnh kỳ hạn nợ. Nếu khó khăn của khách hàng khơng phải do ngun nhân khách quan mà là do sự yếu kém của chính họ thì cán bộ tín dụng cần tư vấn cho họ các biện pháp tháo gỡ khó khăn. Cịn nếu các khoản vay được xác định là có vấn đề, cán bộ tín dụng phải
chuyển ngay sang bộ phận xử lý rủi ro để có biện pháp điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi hết hạn.
3.2.4. Đa dạng hố các danh mục đầu tư tín dụng
Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng VPBank đang có những cố gắng mang tính tích cực với nhiều loại hình sản phẩm mới liên tục được đưa ra nhằm thỏa mãn ngày càng nhiều hơn các nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Ngân hàng
khách hàng tốt ở tất cả các loại hình dịch vụ và phải có chiến lược phát triển thương hiệu chiều sâu. Tuy nhiên trên thực tế, mức độ tập trung trong TDTD vẫn ở mức cao, tập trung chủ yếu ở cho vay bất động sản và mua phương tiện đi lại. Để khắc phục tình trạng này, VPBank cần phải xây dựng một danh mục tín dụng cụ thể, trong đó phân bổ các chỉ tiêu tín dụng cho từng chi nhánh nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay, phân tán rủi ro.
Để phân tán RRTD tiêu dùng, VPBank nên xem xét đưa ra các mục tiêu và chính sách cụ thể để phát triển các hình thức, sản phẩm tín dụng tiêu dùng khác bên cạnh hai hình thức chủ yếu là cho vay mua ô tô và mua nhà. Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về quy mô và chất lượng đối với từng chi nhánh cũng như từng cán bộ tín dụng để từ đó có biện pháp cụ thể tiến hành. Tăng cường hoạt động Marketing và các chương trình khuyến mãi, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm mới sẽ giúp VPBank có thể mở rộng cơ cấu danh mục tín dụng của ngân hàng.
3.2.5. Chú trọng phát triển nguồn lực
Đối với các cán bộ tín dụng, cần có những chính sách lương thưởng thích hợp, nhằm khuyến khích cán bộ tích cực hoạt động nhưng đồng thời có những chế tài xử lý nghiêm khắc những cán bộ có biểu hiện hay hành vi xấu, vi phạm quy định ngân hàng cũng như đạo đức nghề nghiệp có tính răn đe cao. Nên đặt ra chỉ tiêu về doanh số phù hợp với tình hình thực tế, thay đổi linh hoạt và kịp thời tránh tình trạng đặt ra chỉ tiêu q cao dẫn tới tình trạng cán bộ tín dụng phải giảm bớt các điều kiện cho vay để đạt doanh số, dẫn tới những khoản vay có tính rủi ro cao cho ngân hàng.
Một cán bộ tín dụng giỏi cần phải có các phẩm chất: kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt, khả năng giao tiếp tốt. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải có sự am hiểu các kiến thức về thị trường, pháp luật, trực giác nhạy bén.
Hiện nay tại VPBank, việc thẩm định được thực hiện bởi cán bộ tín dụng và tổ thẩm định, khơng có sự tham gia của các chun gia hay tổ chức tư vấn nhất là trong các dự án lớn. Do đó cần phải có chính sách đào tạo chun mơn nghiệp vụ, nâng cao hơn nữa trình độ và cập nhật kiến thức của cán bộ tín dụng, kiến thức về nghiệp vụ tín dụng mà cả về lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử... Hoạt động đào tạo cần được xem xét trên các mặt như trình độ chun mơn, phong thái giao tiếp và làm việc với khách hàng,... VPBank có thể thuê chuyên gia đào tạo kết với với các cán bộ nịng cốt, có nhiều kinh nghiệm tại chính ngân hàng mình để đạo tạo cho nhân viên mới. Mặt khác cũng phải tạo điều kiện cho nhân viên mới sớm tiếp cận với cơng việc từ đơn giản đến phức tạp, q trình này vừa là đào tạo vừa để theo dõi khả năng làm việc của họ. Đối với những nhân viên có khả năng tốt, phù hợp cơng việc nên tiến hành đào tạo dài hạn, chuyên sâu để nâng cao trình độ, tạo thành đội ngũ cán bộ nòng cốt cho đơn vị sau này.
Đồng thời, ngay từ khâu lựa chọn cán bộ đã phải tiến hành một cách nghiêm túc, phải lựa chọn được những người có trình trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp làm cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, trong đó những phẩm chất quan trọng nhất là trung thực, liêm khiết, nhiệt tình, nãng động, trách nhiệm với cơng việc. Quy trình tuyển dụng phải khách quan, cơng khai, minh bạch. Vòng phỏng vấn nên do các cán bộ cấp cao tại Hội sở chính đảm nhiệm để tránh hiện tượng tiêu cực.. Những cán bộ có triển vọng cần được cử đi học thêm về quản lý để giúp cho VPBank phát triển bền vững trong tương lai.
Khi đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ, nhà quản lý cũng phải biết cách sử dụng nhân viên, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của họ để bố trí cơng việc hợp lý, phát huy cao nhất năng suất làm việc cũng như sở trường của nhân viên.
Đặc thù của TDTD là số lượng khoản vay rất lớn, có rất nhiều tình huống có thể xảy ra trong q trình cho vay của cán bộ tín dụng, vì thế VPBank nên tổ
chức định kì các buổi họp trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ tín dụng trong cùng chi nhánh cũng như giữa cán bộ tín dụng của tồn hệ thống với nhau để cùng rút ra những kinh nghiệm quí báu cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Văn hóa ngân hàng là một yếu tố quyết định đến hình ảnh, uy tín của ngân hàng. VPBank cần xây dựng văn hóa ngân hàng thật tốt nhằm tạo được sự gắn bó của nhân viên với ngân hàng, với các đồng nghiệp của mình, tạo ra phong cách làm việc chun nghiệp, khơng khí làm việc thân thiện, người đi trước làm tấm gương cho người đi sau. Từ đó xây dựng được văn hóa đẹp cho ngân hàng. Thực tế xã hội cho thấy ở bất kỳ nội bộ cơ quan nào cũng có những mâu thuẫn, bất đồng giữa các nhân viên, giữa cấp dưới và cấp trên. Do đó, nhà quản lý cần khéo léo dung hịa những bất đồng đó để khuyến khích mọi người thống nhất trong suy nghĩ và hành động, hướng tới mục tiêu chung của cơng việc. Điều này tạo nên sự gắn bó lâu dài của nhân viên với ngân hàng, các cán bộ phối hợp tốt trong cơng việc, có ý thức và trách nhiệm hơn với cơng tác của mình. Với những nhân viên làm việc tích cực, hồn thành xuất sắc cơng việc cần biểu dương, khen thưởng kịp thời, xem xét đề bạt tương xứng với kết quả mà họ đạt được. Đồng thời cũng phải có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với các cán bộ thiếu trách nhiệm, lơ là trong công việc.