Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 076 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 100 - 106)

> NHNN cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt

động TDTD.

Các NHTM hiện nay vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung chung của Nhà nước và tự xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động này nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như quy định về các loại hình sản phẩm-dịch vụ của nó để tạo cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho các NHTM.

> Hô trợ các ngân hàng trong việc xử lý nợ

NHNN cần tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý tài sản thế chấp, các khoản nợ bằng các đề nghị với các ngành liên quan thực hiện một số biện pháp sau:

- Đề nghị Uỷ ban nhân dân, các Sở ban ngành chức năng hỗ trợ trong việc hợp pháp hóa các tài sản thế chấp, tài sản siết nợ,...

- Các cơ quan công an, tòa án. tạo điều kiện cho Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ việc liên quan tới hoạt động phát mại tài sản thế chấp để giải phóng vốn cho ngân hàng.

- NHNN cần sớm ban hành những thông tư về hướng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp, xúc tiến thành lập các công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức, sớm cho ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gửi,...

> Tiến hành đầu tư nâng cấp, mở rộng hiệu quả hoạt động của trung tâm

thông tin tín dụng (CIC) nhằm cung cấp thông tin về khách hàng một cách chính

xác và nhanh chóng, xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân. Xây dựng các tổ chức xếp hạng tín dụng cá nhân nhằm giúp ngân hàng có thêm cơ sở trong ra quyết định cho vay.

> Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với

hệ thống ngân hàng

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng theo các chỉ tiêu mà thế giới đang áp dụng. NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. NHNN cần nhận xét, đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTM đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Cần ban hành một văn bản trong đó bao gồm những yêu cầu tối thiểu khi NHTM thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tiện cho việc quản lý của NHNN. Việc kiểm tra, đánh giá cần tiến hành thường xuyên nhưng tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng xấu tới hoạt động và uy tín của ngân hàng.

> NHNN cần có biện pháp tích cực hơn nữa đến việc nâng cao trình độ

cho cán bộ ngân hàng

NHNN với vai trò lãnh đạo các NHTM nên đứng ra tổ chức thêm nhiều các đợt tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng, nhất là đối với những hoạt động mới phát triển gần đây như hoạt động cho vay tín dụng.

Đặc biệt các nhóm cán bộ tín dụng cho vay tiêu dùng cần phải được trang bị một số kĩ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kĩ năng phỏng vấn thông tin để đánh giá về khách hàng và thu nhập của khách hàng.

> Chống lại sự cạnh tranh kém lành mạnh

NHNN cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng, tránh những tình trạng tranh giành vốn, cạnh tranh kém lành mạnh giữa các ngân hàng như hạ thấp các điều kiện vay vốn dẫn đến RRTD .

> Xây dựng hệ thống các chỉ số và giới hạn

NHNN cần xây dựng hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trước về các nguy cơ rủi ro cần phòng tránh trong hoạt động tín dụng, nhất là cảnh báo các

TCTD hạn chế hoặc không cho vay thêm vì rủi ro quá cao hoặc vượt quá hạn mức. NHNN cần xây dựng giới hạn cho vay tối đa đối với mỗi ngành, mỗi loại hình doanh

nghiệp cụ thể để ngân hàng có cơ sở thực hiện theo. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ thực trạng phòng ngừa và hạn chế RRTD TD trong chương 2, chương 3 của khóa luận đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tiêu dùng tại ngân hàng VPBank nói riêng cũng như các NHTM Việt Nam nói chung. Tuy nhiên các biện pháp này có phát huy hiệu quả trong thực tế hay không cần phải có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức. Chương này cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan nhằm tạo điều kiện cho các giải pháp trên được thực thi một cách hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Cho vay tiêu dùng vẫn còn khá mới mẻ đối với không chỉ người tiêu dùng mà còn đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, kết quả đạt được mà hoạt động này đem lại cho thấy sự nỗ lực, cố gắng và sự đầu tư không nhỏ nhân tài vật lực để đạt được sự tăng trưởng liên tục, vững chắc, đóng góp lớn vào kết quả hoạt động chung của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Tuy nhiên, trong điều kiện tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới vẫn chưa có sự cải thiện rõ ràng. Vì vậy, VPBank cần có gắng hơn nữa trong công tác hạn chế RRTD tiêu dùng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng, đặc biệt khi mà tỷ trọng tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng lên trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận với thực tiễn hoạt động của ngân hàng VPBank, đề tài đã đạt được những kết quả sau:

Khái quát hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng tiêu dùng và RRTD tiêu dùng của các NHTM.

Phân tích thực trạng về công tác tín dụng tiêu dùng và phòng ngừa hạn chế rủi ro trong tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng VPBank.

Trên cơ sở thực trạng, đánh giá các kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng ngừa hạn chế RRTD tiêu dùng, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế tới mức thấp nhất RRTD tiêu dùng tại VPBank.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu song do hạn chế về mặt kiến thức và năng lực bản thân nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các đồng nghiệp để vấn đề nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.

1. TS. Hồ Diệu (Chủ biên): Giáo trình Tín dụng ngân hàng - Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê 2001.

2. TS. Tô Kim Ngọc ( Chủ biên): Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ngân hàng- Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê 2001.

3. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng( Chủ biên): Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng - Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê .

4. TS. Tô Thị Ánh Dương (2007): Những giải pháp để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá

ngân hàng an toàn theo thoả ước Basel, đề tài nghiên cứu cấp ngành, Ngân

hàng nhà nước, Hà Nội

5. Peter S. Rose: Quản trị ngân hàng thương mại - Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài hính 2004.

6. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến ( Chủ biên): Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng- Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê (2005).

7. Luật các tổ chức tín dụng .

8. Tạp chí ngân hàng các năm 2009, 2010, 2011. 9. Báo cáo thường niên VPBank năm 2009 10. Báo cáo thường niên VPBank năm 2010 11. Báo cáo thường niên VPBank năm 2011

12. Các văn bản pháp quy của ngân hàng VPBank 13. Trang thông tin của Ngân hàng VPBank.

Một phần của tài liệu 076 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 100 - 106)