Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu 076 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 30 - 35)

1.2. Rủi ro tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại

1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng tiêu dùng

Rủi ro gây thiệt hại lớn cho bất cứ ai phải đương đầu với nó. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng cần ý thức được rằng rủi ro trong kinh doanh là một điều tất yếu, nó có thể xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong các khâu khác nhau. Vì vậy trong kinh doanh ngân hàng nhất thiết phải đo lường rủi ro. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá RRTD và RRTD tiêu dùng, tuy nhiên các nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất là nhóm chỉ tiêu về NQH, nhóm chỉ tiêu về nợ xấu, các chỉ tiêu về tình hình rủi ro mất vốn và khả năng bù đắp rủi ro.

1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về nợ quá hạn trong tín dụng tiêu dùng

1.2.4.1.1. Chỉ tiêu dư nợ quá hạn tỉn dụng tiêu dùng

lãi đã quá hạn. Đây là một chỉ tiêu, thước đo quan trọng đánh giá RRTD tiêu dùng của một ngân hàng. Dư nợ quá hạn càng cao thì RRTD và những thiệt hại có thể xảy đến cho ngân hàng càng lớn. Càng nhiều dư nợ không thu hồi được đúng hạn hoặc thất thoát trong khi ngân hàng vẫn luôn phải trả lãi cho các khoản huy động khi đến hạn sẽ là gánh nặng cho ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới kế hoạch sử dụng vốn và khả năng tạo tiền của ngân hàng. Chính vì thế mà dư nợ quá hạn TDTD là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rủi ro của ngân hàng.

1.2.4.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn tỉn dụng tiêu dùng

Tỷ lệ nợ quá hạn TDTD là một chỉ tiêu đánh giá về RRTD của một ngân hàng, bằng thương số của nợ quá hạn TDTD so với dư nợ TDTD.

Tỷ lệ nợ quá hạn TDTD = Nợ x 100

Dư nợ TDTD

Chỉ tiêu có ý nghĩa là cứ trong 100 đồng dư nợ TDTD thì có bao nhiêu đồng dư NQH. Tỷ lệ này gián tiếp cho thấy quy mơ khoản vay có vấn đề của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ số nợ có khả năng khơng thu hồi được tăng lên cũng như chi phí phải bỏ ra để giám sát khoản NQH cũng tăng lên. Nếu tỷ lệ này quá lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng kém, ngân hàng cần xem xét lại khả năng đánh giá các khoản TDTD của mình, đánh giá lại quy trình thủ tục cho vay, đặc biệt là xem xét lại trình độ và đạo đức của cán bộ thẩm định.

Ta cũng có thể xem xét thêm một chỉ tiêu đó là tỷ lệ NQH TDTD so với tổng dư nợ cho vay.

_____ Nợ quá hạn TDTD

Tỷ lệ nợ quá hạn TDTD = __________:__________x 100 Dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng dư nợ cho vay của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng NQH TDTD. Qua đó có thể đánh giá mức độ RRTD tiêu dùng trong tổng thể hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ RRTD tiêu dùng càng lớn.

1.2.4.1.3. Cơ cấu nợ quá hạn tỉn dụng tiêu dùng

Cơ cấu nợ quá hạn TDTD là chỉ tiêu quan trọng giúp ngân hàng nhìn nhận được nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTD cho ngân hàng.

Cơ cấu nợ quá hạn TDTD theo thời hạn vay

Theo phương thức này, NQH được phân theo thời hạn của khoản vay đó là ngắn, trung và dài hạn. Từ đó, ngân hàng sẽ xác định được RRTD tiêu dùng đang tiềm ẩn ở những kì hạn nào, chủ yếu ở kỳ hạn ngắn, trung hay dài hận để đưa ra được những biện pháp thích hợp.

Cơ cấu nợ quá hạn TDTD theo nguyên nhân

Nguyên nhân của RRTD tiêu dùng được phân chia theo các chủ thể gây ra như nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ tài sản đảm bảo, nguyên nhân do chính ngân hàng hay nguyên nhân xuất phát từ điều kiện khách quan. Cơ cấu này giúp ngân hàng phát hiện nguồn nào gây ra nhiều rủi ro nhất, do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, từ đó đưa ra biện pháp kiểm sốt, ngăn chặn, hạn chế NQH phát sinh nhằm hạn chế RRTD tiêu dùng cho ngân hàng.

1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình nợ xấu tín dụng tiêu dùng

1.2.4.2.1. Dư nợ xấu tỉn dụng tiêu dùng

Nợ xấu là những khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày trở lên và/hoặc có bằng chứng rằng khoản nợ khơng có khả năng được hồn trả trong tương lai. Trong TDTD, một khoản nợ chưa quá hạn cũng có thể bị xếp vào nợ xấu trong trường hợp khách hàng mất khả năng lao động, chết, vào tù,.. .Dư nợ xấu càng cao thì rủi ro cho ngân hàng càng lớn, chi phí ngân hàng phải bỏ ra cho việc thu hồi khoản vay sẽ tăng lên đáng kể.

Tại Việt Nam, theo quyết định 493 của NHNN về phân loại nợ thì dư nợ được phân thành 5 nhóm:

> Nhóm 1( Nợ đủ tiêu chuẩn): là các khoản nợ trong hạn là ngân hàng đánh giá có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn hoặc các

khoản NQH dưới 10 ngày mà có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi quá hạn và thu hồi đủ gốc và lãi còn lại khi tới hạn.

> Nhóm 2( Nợ cần chú ý): là các khoản nợ qua hạn từ 10 tới 90 ngày và các khoản nợ điều chỉnh kì hạn lần đầu

> Nhóm 3( Nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản NQH từ 91 tới 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

> Nhóm 4(Nợ nghi ngờ): Là các khoản NQH từ 181-360 ngày, các khoản nợ

cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày, khoản nợ cơ cấu lại lần 2. > Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản NQH trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên, các khoản nợ cơ câú lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Trong đó nợ xấu là nợ từ nhóm 3 tới nhóm 5.

1.2.4.2.2. Tỷ lệ nợ xấu TDTD

Tỷ lệ nợ xấu TDTD là thương số giữa dư nợ xấu TDTD với dư nợ TDTD.

r________ Dư nợ xấu TDTD

Tỷ lệ nợ xấu TDTD = x 100 Dư nợ TDTD

Tỷ lệ trên cho biết cứ trong 100 đồng dư nợ TDTD của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, nó thể hiện tỷ lệ nợ xấu TDTD so với dư nợ TDTD. Tỷ lệ này càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng gặp nhiều rủi ro.

Bên cạnh việc xem xét chỉ tiêu nợ xấu TDTD so với dư nợ TDTD, chúng ta có thể xem xét nợ xấu TDTD so với dư nợ cho vay của ngân hàng để thấy quy mô nợ xấu TDTD trong hoạt động tiêu dùng nói chung của các NHTM.

'________ Dư nợ xấu TDTD

Tỷ lệ nợ xấu TDTD = _______;_____________x 100 Dư nợ tín dụng

thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng TDTD của ngân hàng chưa tốt, đây là dấu hiệu cảnh báo ngân hàng cần rà sốt lại hoạt động TDTD của mình.

1.2.4.2.3. Cơ cấu nợ xấu TDTD

Nợ xấu cho vay có thể được nhìn nhận bằng việc chia nợ xấu theo các tiêu chí nhất định như theo thành phần, đối tượng, ngành nghề hay thời hạn.

Phân chia nợ xấu theo các nhóm giúp ngân hàng nhận diện rủi ro chủ yếu mà ngân hàng hiện đang phải đối mặt hiện nay để từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp.

1.2.4.3. Tình hình rủi ro mất vốn và Khả năng bù đắp rủi ro

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tỉn dụng tiêu dùng (DPRRTDTDy.

DPRRTDTD được trích lập kỳ báo cáo

y Dư nợ TDTD kỳ báo cáo

DPRRTD tiêu dùng được trích lập bao gồm cả dự phịng cụ thể và dự phòng chung. Tỷ lệ DPRRTD tiêu dùng cho ta biết trong cơ cấu NQH thì nhóm nợ xấu chiếm tỷ trọng cao khơng, vì đây là nhóm có tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể cao nhất (20%, 50% và 100%). Tỷ lệ này càng cao, số tiền trích lập DPRRTD TD càng lớn, chất lượng tín dụng càng thấp.

Tỷ lệ mất vốn:

, , Mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo

Tỷ lệ mất vốn = ___—_____________________________ Dư nợ trung bình kỳ báo cáo

Trong đó:

Dư nợ đầu kì báo cáo + Dư nợ cuối lì báo cáo Dư nợ trung bình kỳ báo cáo = _____;___________________;_______________

2

Dư nợ mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo là các khoản nợ đã xóa ở nội bảng nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi ở ngoại bảng để thu hồi, tuy nhiên khả năng thu

hồi rất thấp nên coi như là nợ mất vốn. Tỷ lệ mất vốn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp và RRTD càng cao.

Hệ số khả năng bù đắp RRTDTD = trich lập x 100 Nợ xấu TDTD

Hệ số này phản ánh khả năng ngân hàng bù đắp cho những khoản nợ tiêu dùng có nguy cơ rủi ro cao.

Dù áp dụng cách định lượng rủi ro nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ ngân hàng các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận RRTD khơng và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay khơng.

Vì RRTD là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các ngân hàng cố gắng “thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất, bên cạnh đó các khoản nợ khơng trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau.

Một phần của tài liệu 076 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 30 - 35)