Cơ cấu dư nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng theo thời gian

Một phần của tài liệu 076 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 70 - 71)

Dư nợ quá hạn TDTD 1733 215,4 259,8

1. Do khách hàng 119 146 178

2. Do ngân hàng 48 59,4 66,8

3. Nguyên nhân khác 8.3 10 15

(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh 2009-2011)

Dựa vào số liệu trên ta thấy, tổng nợ quá hạn tăng rất nhanh, chủ yếu là do nợ quá hạn trong các khoản vay trung và dài hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn TDTD trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn TDTD và tỷ trọng này ngày càng cao hơn. Nếu tỷ trọng năm 2009 là 60,1%, năm 2010 là 62,1% thì đến năm 2011 đã ở mức 62,3%. Tỷ trọng cao của nợ quá hạn trung và dài hạn là do ngân hàng tập trung tín dụng trung và dài hạn trong đó có nhiều khoản phát sinh vấn đề chuyển sang nợ quá hạn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua tình hình kinh tế có nhiều biến động bất ngờ khiến các khách hàng, đặc biệt là khách hàng vay trung dài hạn không

59

dự tính được chính xác thu nhập, chi phí hàng tháng do đó gặp nhiều khó khăn trong

trả nợ cho ngân hàng.

Trong năm 2010, nợ quá hạn TDTD ở kỳ hạn ngắn tuy có giảm về tỷ trọng nhưng vẫn tăng tới 12,5 tỷ đồng so với năm 2009. Sang năm 2011, con số này lại tăng thêm 16,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng của dư nợ TDTD trong tổng dư nợ của ngân hàng đang tăng nhanh, do đó kiểm sốt tốt các khoản vay có kỳ hạn ngắn cũng là điều mà ngân hàng cần chú trọng hơn nữa.

Bên cạnh phân chia nợ quá hạn TDTD theo thời hạn, chúng ta cũng có thể phân chia nợ quá hạn tiêu dùng theo nguyên nhân gây ra nợ quá hạn để biết được nguồn gốc của những khoản nợ này.

Một phần của tài liệu 076 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO tín DỤNG TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 70 - 71)