Do lo lắng về diễn biến lạm phát, FED bắt đầu tăng dần lãi suất từ 1% vào năm 2003 lên 5,25% năm 2006. Do đó, bắt buộc các ngân hàng thƣơng mại phải đẩy lãi suất cho vay tiền mua nhà lên cao hơn nhiều nữa. Tình hình lãi suất cao đã khiến cƣờng độ vay để mua nhà giảm lại. Giá nhà bắt đầu trƣợt dốc vì cung vƣợt cầu. Nhiều ngƣời mua nhà giá cao trƣớc đây bắt đầu thấy giá thị trƣờng của căn nhà đang sở hữu thấp hơn khoản nợ mà mình đang vay. Bên cạnh đó, rất nhiều ngƣời trong nhóm vay tiền với lãi suất dƣới chuẩn bắt đầu mất khả năng trả nợ khi lãi suất của họ bị điều chỉnh trở lại theo lãi suất mới hiện hành khá cao. Họ muốn bán nhà để trả nợ cũng khơng đƣợc vì giá nhà thấp hơn khoản nợ do thị trƣờng tụt dốc. Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trƣng thu lại. Trong suốt quý 3 của năm 2007, các hợp đồng cho vay dƣới chuẩn chiếm 13% trên thị trƣờng cho vay thế chấp của Mỹ, nhƣng chỉ có khoảng 55% tài sản có khả năng đƣợc tịch thu để phát mãi trong giai đoạn này.
Hình 2.2: Diễn biến thay đổi của lãi suất.
Nguồn: Wikimedia Commons.
Việc ngày càng nhiều ngƣời khơng có khả năng trả nợ ngân hàng mỗi tháng dẫn đến việc trị giá của các MBS, CDO bị tụt dốc, đó là các sản phẩm tài chính phức hợp mà rất nhiều nhà đầu tƣ ở Phố Wall đã mua. Do đó, khi MBS, CDO mất giá thì đồng nghĩa với việc tài sản của họ cũng bị mất theo, dẫn đến việc thiếu hụt
vốn. Bên cạnh đó, các cơng ty bảo hiểm cho MBS, CDO, chẳng hạn nhƣ American International Group, cũng lâm vào cảnh khốn đốn khi phải đứng ra bảo lãnh ngày càng nhiều các khoản vay xấu. Ngoài ra, các ngân hàng thƣơng mại hoặc các cơng ty cho vay thế chấp cịn giữ lại phần lớn các khoản vay cho mình thay vì bán lại cho các nhà tài trợ cũng nhìn dịng vốn và tín dụng của mình bị cạn kiệt khi phải đƣơng đầu với tỷ lệ mất khả năng trả nợ ngày càng cao của ngƣời vay thuộc nhóm dƣới chuẩn. Điều đó, đã làm cho các tổ chức này rơi sâu vào khủng hoảng.
Tháng 8 năm 2007, New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá
sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá hơn 90% nhƣ Countrywide Financial, Corporation Novastar Financial. Nhiều ngƣời gửi tiền ở các
tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tƣợng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình
thành.
Trƣớc tình hình đó, FED đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trƣờng tín dụng chẳng hạn nhƣ thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng mở khi mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng 9 năm 2007, FED còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ƣơng Châu Âu đã bơm 205 tỷ USD vào thị trƣờng tín dụng để nâng cao mức thanh khoản. Tuy nhiên, hiệu quả của các động thái trên không nhƣ mong đợi do sự điều chỉnh của thị trƣờng bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Mỹ và cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính đƣợc coi là tồi tệ nhất, có thể so sánh với cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới thời kỳ 1929 - 1933, mà cựu Chủ tịch FED, Alan Greenspan đánh giá là “chỉ xảy ra một lần trong thế kỷ”.
Đến năm 2008, tình hình khủng hoảng diễn biến rất phức tạp. Mặc dù, đƣợc sự hỗ trợ của Chính phủ, nhƣng liên minh các ngân hàng vẫn từ chối mua lại các ngân hàng đang gặp khó khăn do lo ngại tỷ lệ nợ xấu quá cao của các ngân hàng này.
Hơn nữa, giá nhà tiếp tục giảm và tạo tâm lý cho dân Mỹ rằng giá nhà sẽ cịn giảm sâu. Ngồi ra, do có nhiều mối liên hệ chằng chịt giữa ngƣời vay và nhiều thành phần cho vay trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp, việc tụt dốc của thị trƣờng bất động sản đã ảnh hƣởng trực tiếp đến thị trƣờng tài chính nói chung, đã gây ra hiệu ứng “domino” đã làm suy yếu hệ thống tài chính – ngân hàng của Mỹ. Hệ quả là hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ bị sụp đổ, bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa nhƣ Countrywide Financial, Bear Stearns, IndyMac, Lehman Brothers, … Trƣớc đó, Chính phủ Mỹ cũng bị buộc phải chi 200 tỷ USD để tiếp quản Fannie Mae và Freddie Mac, hai công ty sở hữu và bảo lãnh trên 5.000 tỷ đô la bất động sản, tƣơng đƣơng gần 50% giá trị thị trƣờng bất động sản Mỹ, sau những báo động về tình trạng cạn kiệt vốn của hai công ty này.
Trƣớc khả năng phá sản dây chuyền khiến các nhà đầu tƣ bán tháo cổ phiếu của American International Group (AIG), tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, vì lo ngại AIG sẽ không cán đáng nổi trách nhiệm của những khoản bảo hiểm phá sản. Chỉ trong vòng vài ngày, cổ phiếu của AIG đã mất tới 90% giá trị. Do đó, nhằm cứu vãn AIG tránh tình trạng phá sản và ngăn chặn sự đổ vỡ dây chuyền, Chính phủ Mỹ đã quyết định tài trợ 85 tỷ USD vào cứu tập đồn AIG.
Nhiều tổ chức tài chính thế giới, cũng đầu tƣ vào các cơng cụ tài chính phái sinh (các MBS, CDO và CDS). Hơn nữa, kinh tế Mỹ có quan hệ mật thiết với kinh tế thế giới. Chính vì vậy, bóng bóng nhà ở của Mỹ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tƣơng tự nhƣ các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ và đã làm cho thị trƣờng tài chính thế giới bị sụp đổ, khủng hoảng tài chính đã lan tỏa tồn cầu.