Ảnh hƣởng đến kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 41)

Cuộc khủng hoảng tài chính cũng ảnh hƣởng đến một số hoạt động của kinh tế Việt Nam, nhƣng mức độ tác động không lớn nhƣ các nƣớc đang phát triển khác.

Cuộc khủng hoảng đã và đang gây ảnh hƣởng trực tiếp đến xuất khẩu Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu. Đây là những thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hƣớng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ, thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Do cầu tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng tài chính, trong năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 5%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giảm 22% so với năm 2008, chỉ đạt 45,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Mỹ giảm 15%; Nhật giảm 29%; Châu Âu giảm 16%. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng nhất là may mặc, giày da, gạo, cá basa, cà phê...

Cuộc khủng hoảng cũng tác động đến tình hình nhập khẩu vào Việt Nam. Năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 13%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm 2007, trong đó nhập khẩu từ Mỹ giảm 12% so với năm 2007. Năm 2009, ảnh hƣởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng, mặc dù Chính phủ đã có một số giải pháp phát triển kinh tế nhƣ kích thích tiêu dùng, hỗ trợ lãi suất … nhƣng tình hình nhập khẩu vẫn giảm 22% so với năm 2008, trong đó xuất khẩu sang Mỹ giảm 36%; Nhật giảm 25% và Châu Âu giảm 6% (theo Tổng Cục Thống kê).

Về hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ.

Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng về mặt tiền tệ đối với Việt Nam có lẽ khơng đáng kể. Những loại chứng khốn mà hiện nay đang có vấn đề của những cơng ty chứng khoán và bảo hiểm của Mỹ chƣa bán ở Việt Nam. Hệ thống tiền tệ và thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam chƣa lành mạnh, dễ tổn thƣơng, dễ lâm vào bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội bộ Việt Nam nhƣ thiếu tính cơng khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận, tồn tại giao dịch nội gián..., chứ không liên quan nhiều đến cuộc khủng hoảng ở Mỹ.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cũng có một số tác động gián tiếp hệ thống ngân hàng, thị trƣờng chứng khoán nhƣ diễn biến phức tạp của tỷ giá và lãi suất USD; luồng tiền đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện tƣợng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài rút vốn khỏi thị trƣờng, chỉ số VN-INDEX giảm liên tục và lập đáy mới xuống dƣới 350 điểm.

Về đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI).

Cuộc khủng hoảng đã bƣớc đầu có ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Số dự án FDI đăng ký mới có xu hƣớng chững lại, trong tháng 10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm (bình qn mỗi tháng có khoảng 98 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 6,25 tỷ USD). Trong năm 2009, cuộc khủng hoảng đã có nhiều tác động đến doanh nghiệp FDI, tổng vốn đầu tƣ đăng ký chỉ đạt 23,11 tỷ USD, giảm 68% so với năm 2008.

Khả năng giải ngân vốn FDI trong năm 2008 và năm 2009 cũng đang chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng. Tổng vốn FDI thực hiện trong năm 2008 so với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm chỉ đạt khoảng 16% và chỉ tiêu này năm 2009 là 43%.

Về tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến động của kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng đến tốc độ tăng GDP của Việt Nam. Khi kinh tế toàn cầu suy giảm trong năm 2009, những thị trƣờng xuất khẩu lớn của chúng ta nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU và một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp, đồng thời thu hút đầu tƣ, cả gián tiếp và trực tiếp của chúng ta cũng sẽ bị giảm sút. Theo website Đảng Cộng sản Việt Nam, tổng mức đầu tƣ toàn xã hội năm 2008 là 39%; năm 2009 bằng 40,2% GDP, thấp hơn so với năm 2007 là 45% GDP. Nhiều doanh nghiệp trong nƣớc, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặp khó khăn do tiêu thụ hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tƣ.

Những tác động trực tiếp và gián tiếp nêu trên của khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hƣởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế của nƣớc ta. Theo Tổng Cục Thống kê, tốc độ tăng trƣởng GDP trong năm 2008 chỉ đạt khoảng

6,25%, thấp hơn chỉ tiêu đã đƣợc Quốc hội thông qua là 7%; năm 2009 tốc độ tăng trƣởng kinh tế thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây chỉ tăng tăng 5,2%, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5% và khu vực dịch vụ tăng 6,5%.

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w