Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình VNEN ở trường tiểu học thành phố việt trì (Trang 62 - 64)

- Thống nhất với các tổ chuyên môn về nội quy, quy định sử

Tổ chức thực hiện:

Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn là cương lĩnh hoạt động của tổ trong trường Tiểu học. Vì tổ chun mơn là đơn vị sản xuất chính trong nhà trường. Vì vậy, kế hoạch sinh hoạt tổ chun mơn có vai trị quyết định đến việc thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường. Kế hoạch chuyên môn ở các tổ chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học, nhưng đồng thời lại mang tính đặc thù riêng của từng khối, lớp. Vì vậy, kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

Phải thể hiện và cụ thể hoá được quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành về hoạt động chuyên môn.

Phải phù hợp với tình hình thực tế của từng tổ chun mơn trong nhà trường, phù hợp với đặc thù của từng khối, lớp và đặc điểm lứa tuổi của học sinh.

Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu phấn đấu, thời gian thực hiện và người thực hiện... Các mục tiêu đề ra phải được cả tập thể bàn bạc và nhất trí cao.

Bên cạnh đó, kế hoạch sinh hoạt tổ chun mơn phải thể hiện đủ các nội dung sau: Đặc điểm tình hình của tổ khi bước vào năm học. Ở đây cần nhấn mạnh rõ tình hình thuận lợi và khó khăn của tổ. Cơng việc được giao. Phân công chuyên môn của tổ. Biện pháp và phương hướng hoạt động thể hiện cụ thể theo thời gian hàng tuần, hàng tháng đối với tổ chuyên môn. Chỉ tiêu phấn đấu, thực hiện quy chế chuyên môn của tổ: Số giáo viên đạt giáo viên giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp trường; Số giờ dạy giỏi, khá trong năm; Số sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong tổ ở năm học này. Sau khi đã thống nhất được kế hoạch hoạt động chung cho từng tổ. Hiệu trưởng ủy quyền cho Hiệu phó phụ trách chun mơn theo dõi tiến trình hoạt động ở các tổ, nhằm phát hiện các vấn đề và giải quyết các vấn đề một cách kịp thời

và thông báo cho các tổ trưởng chuyên môn vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc vào buổi họp bình bầu tồn tổ giáo viên cuối tháng. Trong quá trình quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, người Hiệu trưởng cần hiểu rằng: Quá trình quản lý chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyên mơn là q trình lãnh đạo nhà trường cần kết hợp chặt chẽ và thơng qua tổ, nhóm chun mơn. Biến sự quản lý chỉ đạo chun môn của Hiệu trưởng thành nề nếp thường xuyên của các tổ chuyên môn mà người tổ trưởng là người được Hiệu trưởng uỷ quyền quản lý kế hoạch sinh hoạt tổ chun mơn để từ đó thơng tin ngược lên Hiệu trưởng. Có như vậy, thì vai trị quản lý chuyên môn của người tổ trưởng chuyên môn mới được phát huy, họ mới chủ động trong công việc quản lý của mình. Tránh tình trạng tổ trưởng chun mơn chỉ là cơng cụ thông báo các quyết định của Hiệu trưởng đến từng giáo viên. Hiệu trưởng nhà trường phải đặt tổ trưởng chun mơn vào vị trí của người quản lý trường học thật sự vì họ là người trực tiếp tác động đến giáo viên và học sinh, họ có vai trị rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, biết huy động sức mạnh tập thể để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh của tổ nói riêng và chất lượng dạy học và giáo dục học sinh trong tồn trường nói chung.

Biện pháp 2: Biện pháp tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch sinh hoạt của tổ chuyên môn.

* Sự cần thiết: Khẳng định vai trị quản lý của người tổ trưởng chun mơn. Chia sẻ

gánh nặng trong công tác quản lý. Giúp Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch chuyên môn phù hợp với tình hình thực tiễn của từng tổ chun mơn, từng đặc điểm tâm lý của học sinh. Các kế hoạch chun mơn có sự kế thừa một cách sáng tạo từ chương trình dạy của năm học trước, do người tổ trưởng chuyên môn là người có kinh nghiệm chun mơn vì họ đã và đang tham gia giảng dạy. Giúp Hiệu trưởng giám sát, đôn đốc giáo viên trong tổ hoạt động tích cực vì mục tiêu chiến lược của nhà trường. Thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau giữa cấp trưởng với cấp phó, giữa thủ trưởng với nhân viên và nhằm chia sẻ gánh nặng công việc, nhằm giảm bớt gánh nặng công việc cho lãnh đạo, để lãnh đạo chăm lo, tập trung cho cơng việc chính, đồng thời đảm bảo mọi người cùng gánh vác trách nhiệm lẫn nhau. Làm cho công việc tiến hành đều đặn, nhanh chóng. Đảm bảo sự liên tục và sự kế thừa có chọn lọc trong cơng việc. Làm cho việc kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên được tiến hành thường xuyên, liên tục, tạo nề nếp tốt ở người giáo viên trong việc lập kế hoạch, làm sổ sách. Đảm bảo việc

kiểm tra một cách tỉ mỉ, chi tiết và những nhận xét của người tổ trưởng chuyên môn sau khi kiểm tra có sự suy nghĩ, rút kinh ngiệm và kế thừa từ những lần kiểm tra trước.

Thể hiện sự phân công công việc một cách hợp lý của người Hiệu trưởng trong trường Tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình VNEN ở trường tiểu học thành phố việt trì (Trang 62 - 64)