Tổ chức thực hiện: Để chuẩn bị tốt cho các hoạt động giáo dục học sin hở năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình VNEN ở trường tiểu học thành phố việt trì (Trang 64 - 70)

- Thống nhất với các tổ chuyên môn về nội quy, quy định sử

Tổ chức thực hiện: Để chuẩn bị tốt cho các hoạt động giáo dục học sin hở năm

học tiếp theo. Ngay từ những tháng hè (khoảng tháng 7, tháng 8) Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng chun mơn hoặc trực tiếp họp với từng tổ chuyên môn cũ, yêu cầu giáo viên của từng tổ nêu ra những khúc mắc của mình về kế hoạch chương trình dạy vừa thực hiện. Nêu ra những hoạt động giáo dục chưa phù hợp với độ tuổi của học sinh. Những điểm còn bất cập trong nội dung chương trình, thời khóa biểu... Tổ trưởng chun mơn đương nhiệm ghi lại những ý kiến đó sau đó cả tổ cùng trao đổi để đi đến thống nhất chung. Tất nhiên, trong buổi sinh hoạt của từng tổ Hiệu trưởng phải triệu tập cả những giáo viên giỏi ở các tổ khác, tổ trưởng chuyên môn của các tổ khác đến cùng nghe, góp ý xây dựng.

Bắt đầu năm học mới, căn cứ vào điều kiện thực tế biên chế năm học của nhà

trường, Hiệu trưởng nhà trường phải ra quyết định sắp xếp lại biên chế các tổ chuyên môn cho phù hợp với nhiệm vụ năm học, phù hợp với nhà trường và đảm bảo đúng điều lệ trường Tiểu học. Từ đó, ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ trưởng chuyên môn. Việc chọn tổ trưởng tổ trưởng chuyên môn phải đảm bảo khách quan, vơ tư, vì nhiệm vụ hoạt động của nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn phải thực sự là con chim đầu đàn của tổ trong hoạt động chun mơn và có năng lực quản lý, nhiệt tình trong cơng tác, u nghề, mến trẻ, có khả năng tập hợp quần chúng và phải được các thành viên trong tổ tín nhiệm cao. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng chun mơn, người Hiệu trưởng nên thăm dị ý kiến các thành viên trong tổ để thu thông tin ngược từ dưới cơ sở thơng qua trao đổi trị chuyện hoặc có thể cho bỏ phiếu thăm dị. Có như vậy, người Hiệu trưởng mới chọn được người trợ lý đắc lực, người trợ lý ấy cũng là người lãnh đạo tổ, là nhà quản lý và cũng là chuyên gia về giáo dục để lãnh đạo hoạt động tổ chuyên môn đi đúng quỹ đạo. Góp phần đẩy mạnh chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

Ở Tiểu học hiện nay, Bộ giáo dục đưa ra một chương trình khung và các chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt ở các khối lớp và tồn cấp học, giáo viên có quyền chủ

động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng học sinh của mình sao cho đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định. Cơng việc này địi hỏi một người phải không những giỏi chun mơn mà phải có khả năng lập kế hoạch tốt mới thực hiện được. Là nhà quản lý người Hiệu trưởng phải hiểu rõ khả năng này ở người tổ trưởng chuyên môn để giao nhiệm vụ.

Để có được những kế hoạch chuyên mơn mang tính khả thi và phù hợp với thực tiễn của học sinh, của nhà trường và từng khối lớp, kế hoạch của các tổ có sự thống nhất về trình tự các mục trong bản kế hoạch...Trước khi giao nhiệm vụ Hiệu trưởng uỷ quyền cho phó Hiệu trưởng chun mơn triệu tập các tổ trưởng chuyên môn mới được bổ nhiệm thống nhất lại trình tự của kế hoạch chương trình dạy học phù hợp dựa vào phiên chế thời gian mà UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định.

Để có sự kế thừa, rút kinh nghiệm từ kế hoạch của các năm học trước, khi xây dựng kế hoạch, người tổ trưởng chuyên mơn ngồi việc dựa vào chương trình khung do Bộ giáo dục ban hành thì việc tham khảo các kế hoạch của năm học trước, đặc biệt là biên bản rút kinh nghiệm chương trình dạy của tổ chun mơn cũ đã họp từ hè là hết sức cần thiết nhằm kế thừa ưu điểm và khắc phục các nhược điểm trong kế hoạch cũ. Người Hiệu trưởng phải nắm rõ thực tế này để gợi ý, hướng dẫn chỉ đạo cho từng tổ trưởng chuyên môn.

Sau khi các tổ trưởng chuyên mơn lập xong kế hoạch chun mơn của tổ mình, sẽ tập hợp và nộp lại cho phó Hiệu trưởng chuyên môn kiểm tra lại sau đó Hiệu trưởng sẽ duyệt lại và thông qua.

- Uỷ quyền cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên. Trong quản lý, việc uỷ quyền để chia sẻ gánh nặng công việc, đảm bảo cho công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục và đảm bảo sự phân công hợp lý là cần thiết. Tuy nhiên, uỷ quyền cũng có mặt trái của nó. Đó là: Cấp dưới dễ làm sai hoặc không đủ tầm như cấp trên để giải quyết công việc. Hoặc cấp dưới dễ lạm dụng quyền lực, làm quá công việc cho phép sẽ làm hỏng việc dẫn đến làm ảnh hưởng đến cấp trên...Vì vậy khi uỷ quyền cấp trưởng cần phải cân nhắc nếu không sẽ rất dễ dẫn đến việc bị chia sẻ quyền lực. Để tránh tất cả những rủi ro trên khi ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn cần lưu ý những vấn đề sau:

giáo viên”được tiến hành trôi chảy, không gặp phải sự phản ứng của giáo viên, là nhà

quản lý người Hiệu trưởng phải “cho” tổ trưởng chuyên môn quyền được kiểm tra tất cả các loại hồ sơ, sổ sách của giáo viên trong tổ theo kế hoạch thời gian do người tổ trưởng chuyên môn tự sắp xếp. Và việc này phải được cơng bố trước tồn tổ chuyên môn cho tất cả giáo viên trong tổ được biết, và thực hiện theo.

Tuy nhiên, để tránh lạm quyền, quyền này chỉ giới hạn ở mức độ ghi lại kết qủa kiểm tra và báo cáo lên Hiệu trưởng chứ không được tự ý xử lý theo kết quả kiểm tra. Thời gian kiểm tra do người tổ trưởng chun mơn tự bố trí, sắp xếp. Nhưng kế hoạch ấy phải trình lên Hiệu trưởng và được Hiệu trưởng phê duyệt. Công tác kiểm tra phải đi trước chương trình chứ khơng phải đuổi theo chương trình. Điều đó đồng nghĩa với việc yêu cầu giáo viên hoàn thành sổ sách, kế hoạch trước khi thực hiện một tuần. Do người tổ trưởng chuyên môn vừa làm công tác quản lý, vừa tham gia giảng dạy. Nên trước khi tiến hành kiểm tra sổ sách của giáo viên trong tổ, người tổ trưởng phải báo cáo với Hiệu trưởng trước một ngày để Hiệu trưởng có kế hoạch phân công giáo viên khác vào giảng dạy lớp của mình. Sổ sách, kế hoạch của các tổ trưởng chuyên môn do các tổ trưởng chuyên môn tiến hành kiểm tra chéo, hoặc phó Hiệu trưởng chun mơn kiểm tra. Tổ trưởng chuyên môn phải thật gương mẫu, nếu vi phạm quy chế chuyên môn sẽ bị xử lý nặng hơn các giáo viên khác trong tổ. Để công tác kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên đảm bảo công bằng và triệt để. Hiệu trưởng cần uỷ quyền cho phó Hiệu trưởng chun mơn cùng các tổ trưởng chuyên môn bàn bạc, và thống nhất nội dung kiểm tra đối với từng loại hồ sơ sổ sách của giáo viên. Chẳng hạn:

+ Với giáo án cần kiểm tra:

Mục đích yêu cầu của các bài dạy có phù hợp với chuẩn kỹ kiến thức và kỹ năng hay không.

Số lượng bài soạn theo phân phối chương trình dạy của tuần tiếp theo.

Nội dung các bài soạn có đảm bảo đúng phương pháp bộ môn hoặc hoạt động.

Cấu trúc của từng tiết dạy hoặc hoạt động của thầy và trị.

Hình thức tổ chức các tiết dạy hoặc hoạt động có linh hoạt, sáng tạo. Nội dung tích hợp trong các bài dạy có hợp lý hay gượng ép...

+ Sổ theo dõi chất lượng:

Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên và những chỉ tiêu, yêu cầu cần đạt của học sinh mà giáo viên đưa ra để thực hiện có cụ thể và phù hợp.

Kế hoạch tháng có xây dựng cụ thể, chi tiết hay chung chung và kế hoạch đó có phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp và khả thi hay khơng.

Các kế hoạch chun đề có đầy đủ và đúng hướng dẫn.

Khảo sát học sinh theo quy định giáo viên có thực hiện và khảo sát có trung thực hay khơng.

Việc phối hợp với y tế trường kiểm tra sức khoẻ cho học sinh theo định kỳ và theo dõi học sinh suy dinh dưỡng có ghi chép đầy đủ hay khơng.

+ Sổ theo dõi và đánh giá học sinh:

Các thơng tin về học sinh có đầy đủ.

Việc theo dõi chuyên cần của học sinh thực hiện như thế nào.

Các số liệu ở sổ theo dõi học sinh có khớp nhau và đúng hay khơng. Chế độ cho điểm có đúng và kịp thời không.

+ Sổ bồi dưỡng thường xuyên:

Các bài tự học có làm đúng kế hoạch.

Nội dung của từng bài có đầy đủ, cụ thể và sự sáng tạo thể hiện trong từng bài học.

+ Các loại sổ khác theo quy định của trường có đầy đủ, cách trình bày có sạch sẽ và khoa học hay không cũng là vấn đề mà người kiểm tra lưu tâm để có biện pháp nhắc nhở giáo viên.

Biện pháp 3: Biện pháp quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

* Sự cần thiết: Trong thực tiễn thì tổ chun mơn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và

triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu quả. Vì thế chỉ có tổ chun mơn mới phát hiện chính xác những điểm mạnh - yếu, thuận lợi - khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu của việc dạy học và giáo dục học sinh. Sinh hoạt tổ chuyên môn phải bàn bạc thống nhất về chuyên mơn, mang tính chun mơn hố, tính đặc thù của từng khối, lớp. Vì vậy quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên mơn sẽ thực hiện được mục đích sau:

chương trình, các quy định, quy chế chuyên môn. Tổ chức cho giáo viên bàn bạc, thống nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ chuyên môn. Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc, thống nhất mục đích yêu cầu của từng chuyên đề bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng học sinh với các hoạt động cụ thể theo nhu cầu bồi dưỡng chung của các giáo viên và nhu cầu bồi dưỡng của các nhóm học sinh khác nhau. Thống nhất thời gian tiến hành từng chuyên đề. Chỉ đạo, giám sát được giáo viên của các tổ soạn bài, làm sổ sách.

Thống nhất thực hiện tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại vào từng bộ môn, bài dạy cho phù hợp.

Là nơi để giáo viên giao lưu, trao đổi và học tập lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm và đây cũng chính là nơi để giáo viên có thể tự học, tự bồi dưỡng. Đây là nơi có thể huy động sức mạnh về chun mơn của cả tập thể để giải quyết những khúc mắc, những băn khoăn chưa hiểu của cá nhân. Là nơi quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của ngành, của nhà trường... về giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ giáo dục.

* Tổ chức thực hiện: Trong thực tế, hiện nay sinh hoạt tổ chuyên môn trong

các trường Tiểu học ở thành phố Việt Trì chủ yếu là sinh hoạt hành chính, do Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên mơn chủ trì, chỉ phổ biến những cơng việc cụ thể mà nhà trường đã truyền đạt hoặc là để triển khai kế hoạch tháng. Hoặc đôi khi là để phổ biến những nhiệm vụ chuyên môn chung của tất cả các tổ, dạy thao giảng, kiến tập. Những khúc mắc về chuyên môn đôi khi cũng được bàn đến tuy nhiên không nhiều, một phần là do giáo viên chưa có thói quen đưa những khúc mắc về chuyên môn ra bàn trong buổi sinh hoạt này. Mặt khác, vai trò của người tổ trưởng chuyên môn trong các trường Tiểu học chưa được khai thác triệt để, họ mới chỉ có chức danh cho đầy đủ cơ cấu cán bộ trong các trường Tiểu học, chứ chưa thể hiện rõ vai trò của người Tổ trưởng chuyên môn. Đôi khi do không được giao việc uỷ quyền, nên người Tổ trưởng chuyên môn không xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ cũng như kế hoạch hoạt động, sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ... Bởi từ trước đến nay đây dường như là cơng việc của Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn. Sau nhiều năm công tác ở trường Tiểu học chúng tơi thấy vấn đề đó xảy ra là do những nguyên nhân sau đây:

Vai trò, nhiệm vụ của người tổ trưởng chuyên môn chưa được nhận thức rõ ràng. Người tổ trưởng chun mơn có được phân chức danh nhưng lại khơng có thực

quyền đi kèm với chức danh ấy. Do không được giao việc, uỷ quyền nên tổ trưởng chuyên môn không hoạch định được nội dung sinh hoạt tổ chun mơn của tổ mình. Do quản lý chung tất cả các khối lớp nên Phó hiệu trưởng phục trách chun mơn rất khó đi sâu tìm hiểu thực tiễn những thuận lợi và khó khăn của từng khối lớp, những vấn đề về chuyên mơn mới phát sinh trong q trình hoạt động khơng được phát hiện kịp thời nên nội dung sinh hoạt tổ chun mơn do Phó hiệu trưởng lập lên rất chung chung, đơi khi chưa cập nhật. Có thể nói, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thường rất nghèo nàn. Việc quản lý sinh hoạt tổ chun mơn ít được Hiệu trưởng chú trọng. Khả năng quản lý của Tổ trưởng chuyên môn cịn hạn chế, giáo viên chưa có nề nếp sinh hoạt theo tổ nhóm. Để sinh hoạt tổ chun mơn thực sự có chất lượng, có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục thì cần tổ chức thức hiện như sau: Vai trò, nhiệm vụ của người tổ trưởng chuyên môn phải được thông qua trong buổi họp toàn tổ giáo viên đầu năm học.

Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải thống nhất với các tổ chuyên môn để sắp xếp lịch sinh hoạt và được thể hiện trên thời khoá biểu của nhà trường. Hiệu trưởng duyệt kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong năm học. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ mình để thống nhất trong toàn tổ những quy định về chuyên môn như:

+ Thống nhất số chuyên đề thực hiện trong năm, thời gian tiến hành của từng chuyên đề.

+ Lựa chọn các bài dạy cho phù hợp với chuyên đề.

+ Nội dung chương trình dạy học, giáo dục nội khóa và ngoại khố.

+ Các loại hồ sơ chun mơn và cách trình bày các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. + Đổi mới hình thức tổ chức ở các bộ môn, hoạt động.

+ Nội dung khảo chất lượng học sinh đầu năm, từng giai đoạn và cuối năm và theo các chuyên đề.

+ Rà sốt lại chương trình để thống nhất những bài dạy có sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, hoặc đồ dùng thí nghiệm để đăng ký với trường.

+ Kiểm kê lại đồ dùng giảng dạy của giáo viên , đồ dùng học tập của học sinh và họp bàn lên dự trù mua sắm hoặc làm mới để phục vụ giảng dạy.

+ Bàn bạc, rút kinh nghiệm dạy học và giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập hoặc những học sinh cá biệt.

+ Thống nhất mục đích, yêu cầu của từng chuyên đề, bài dạy hoặc hoạt động cụ thể trong chương trình và nội dung, hình thức bài soạn của tổ.

+ Trao đổi, thảo luận những bài giảng khó trong chương trình...

Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn kiểm tra lại toàn bộ nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn do các tổ trưởng chuyên mơn xây dựng. Sau đó xem xét lại, rút kinh nghiệm và thơng qua. Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng chun mơn nhắc lại tồn bộ những hoạt động chuyên môn của nhà trường trong tháng theo kế hoạch đã vạch ra rồi từ đó bàn bạc để thực hiện trên từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình VNEN ở trường tiểu học thành phố việt trì (Trang 64 - 70)